Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong những ngày nắng nóng

Ăn chính uống sôi, ăn uống hợp vệ sinh, chế biến thức ăn đúng cách là những nguyên tắc cơ bản trong việc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm, hay còn gọi là ngộ độc thức ăn hay trúng thực, là tình trạng gây ra do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn không sạch sẽ, nhiễm độc hay những loại thực phẩm đã qua chế biến bị ôi thiu, có chất bảo quản, chất phụ gia… Bệnh này có thể gây hại đến sức khỏe của con người và cần vài ngày điều trị mới khỏe lại hẳn.

Vì sao không nên để đồ ăn ở nhiệt độ cao ?

Thức ăn được nấu chín có thể ăn trong thời gian 2 giờ. Tuy nhiên trong điều kiện thời tiết nóng bức thì không nên để thời gian thức ăn ngoài môi trường lâu như trên được, mà nên dùng ngay. Nếu chưa cần sử dụng tới ,thì bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dưới 5 độ C. Trời càng nóng, thực phẩm càng dễ biến chất và hư hỏng, nhất là ở nhiệt độ từ 40-60 độ C. Vì vậy ,để tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa hè, mọi người nên nấu vừa đủ ăn, ăn thực phẩm sau khi chế biến dưới 2 giờ.

Khi nhiệt độ tăng cao,  thịt cá và các loại rau củ quả dễ bị hư hỏng nên tránh để trong môi trường phòng quá lâu (khoảng một ngày), vì chúng mau héo úa, biến chất. Sau khi mua rau củ quả về, nên rửa sạch, cho vào ngăn mát của tủ lạnh, dùng trong khoảng  từ 3 ngày đến một tuần. Tuy nhiên, cũng tùy từng rau củ quả, không phải loại nào cũng cần bảo quản trong tủ lạnh và nên giữ ở nơi mát mẻ trong  không gian bếp, có ít ánh sáng, không quá 3 ngày

ngộ độc an toàn thực phẩm, ngộ độc thức ăn ,phòng ngừa ngộ độc an toàn thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm do đồ ăn bị ôi thiu( ảnh minh họa)

 

Một số tác nhân gây hại mà bạn cần chú ý

Các loại vi khuẩn như :

Vi khuẩn E.coli: loại vi khuẩn này thường có trong thịt bò hay thịt heo, có cả ở trong các loại rau củ quả sống hay nước uống bẩn từ bể bơi. Vì thế,  khi ăn hay đi bơi đều cần phải hết sức cẩn trọng.

Vi khuẩn Salmonella: thường có trong các thực phẩm như: Gà, thịt sống, đồ ăn nấu chưa chín; các loại thịt, trứng, sữa và nước trái cây đóng gói chưa tiệt trùng; Trái cây và rau sống… thời gian xuất hiện các biểu hiện ngộ độc là 6 giờ – 4 ngày như tiêu chảy, sốt, co thắt dạ dày, nôn mửa. Do vậy, khi lựa chọn thực phẩm cũng cần chú ý đến cả quá trình chế biến đảm bảo.

Vi khuẩn Campylobacter: thường có trong thịt sống hoặc chưa nấu chín, sữa tươi và nước bị ô nhiễm. Thời gian xuất hiện và biểu hiện điển hình ngộ độc là 2 – 5 ngày với biểu hiện tiêu chảy (thường ra máu),và đau bụng. Vì thế cần chú ý mua tại những nơi đảm bảo an toàn chất lượng.

Vi khuẩn Shigella là loại vi khuẩn dễ lây lan qua phân người, chính vì thế mà bệnh rất dễ bị  lây nhiễm giữa các trẻ nhỏ ở trong nhà trẻ, đơn giản từ thói quen của việc chế biến thức ăn hay không rửa tay khi đi vệ sinh hoặc đơn giản là sử dụng nguồn nước uống bị ô nhiễm.

Norovirus:

Có trong thực phẩm bị ô nhiễm như: rau xanh ( đây là nguyên nhân thường gặp nhất ) , trái cây tươi, động vật có vỏ (như hàu) hoặc nước bẩn và các nguồn chăm sóc người bị nhiễm bệnh, Thời gian xuất hiện và biểu hiện điển hình ngộ độc là 12 – 48 giờ với biểu hiện tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày, nôn.

Nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm an toàn:

Cần lựa mua những thực phẩm còn tươi sống, không bị ôi thiu, chưa hết hạn sử dụng , không bị kém chất lượng, không có xuất xứ rõ ràng.

Không dùng những thức ăn có chất độc như cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm lạ… và những thực phẩm nhiễm chất độc hóa họ

Giữ lạnh

Ngăn lạnh là nơi dễ có những vi khuẩn gây bệnh trong thức ăn. Để thức ăn thừa và thức ăn chưa sử dụng vào tủ lạnh.

Bình thường thì không nên để thức ăn bên ngoài quá 2 giờ. Những ngày nắng nóng không nên để thức ăn ở ngoài quá một giờ.

Rửa sạch

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày nắng nóng - Ảnh 1,phòng ngừa ngộ độc an toàn thực phẩm
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng( Nguồn ảnh: Internet)

Rửa tay bằng xà phòng ít nhất 30 giây trước và sau khi chế biến thức ăn.

Rửa tay bằng xà phòng ít nhất 30 giây trước và sau khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh.

Rửa sạch tất cả trái cây, rau củ dưới vòi nước đang chảy trước khi nấu, đóng gói hoặc ăn.

Rửa sạch tất cả bề mặt và vật dụng, dụng cụ nấu ăn trước và sau khi sử dụng.

Để riêng

Không để nước từ thực phẩm sống tiếp xúc với các loại thực phẩm khác.

Sử dụng riêng bát dĩa cho các loại thực phẩm, không nên để các loại thực phẩm sống và chín chung với nhau

Rửa sạch dao, thớt trước và  khi sử dụng cho loại thực phẩm khác.

Ăn uống hợp vệ sinh

Ăn uống ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những quán ăn bụi bẩn, ẩm thấp…

Thực hiện ăn chín uống sôi.