Những lưu ý khi doanh nghiệp soạn hồ sơ công bố sản phẩm

Lưu ý khi soạn hồ sơ công bố sản phẩm – Căn cứ  theo Nghị Định Số: 38/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm quy định:

Trong hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm bắt buộc phải có Bản thông tin chi tiết sản phẩm theo quy định của nhà nước 

Nếu kê khai thông tin chi tiết sản phẩm không đúng quy định thì khả năng hồ sơ của bạn sẽ  bị cơ quan chức năng từ chối phê duyệt, chuyên viên trả công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nhiều lần sẽ làm bạn mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến tiến độ kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

Với vai trò là đơn vị tư vấn có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, để giúp doanh nghiệp khắc phục những lỗi sai thường mắc phải trong quá trình soạn hồ sơ công bố sản phẩm, Congbosanpham.com.vn xin chia sẻ một vài kinh nghiệm trong quá trình kê khai hồ sơ mà doanh nghiệp cần phải lưu ý để đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của Nhà Nước.

=> Khi kê khai thông tin chi tiết về sản phẩm , doanh nghiệp cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

Một số điều cần lưu ý khi doanh nghiệp soạn hồ sơ công bố sản phẩm, lưu ý khi soạn hồ sơ công bố sản phẩm
Một số điều cần lưu ý khi soạn hồ sơ công bố sản phẩm

1. Tên sản phẩm

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư liên tịch Số: 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm đã qua chế biến, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn lưu thông tại Việt Nam. Theo đó thì tên sản phẩm ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự đặt phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

  • Không được làm sai lệch hoặc gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng về bản chất, công dụng của thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm…
  • Nếu tên sản phẩm có kèm danh từ riêng hoặc thương hiệu công ty, nhãn hiệu hàng hóa thì phải ghi chú rõ chữ “hiệu” vào ngay sau tên gọi chính
  • Tên sản phẩm nhập khẩu được giữ nguyên nhưng phải ghi thêm tên nhóm thực phẩm kèm tên chữ bằng tiếng nước ngoài hoặc phiên âm ra tiếng Việt
  • Tên sản phẩm có thể kèm những từ ngữ hỗ trợ khác, giúp người tiêu dùng hiểu đúng về bản chất và điều kiện tự nhiên của sản phẩm
  • Trường hợp tên sản phẩm hoặc một phần tên gọi là nguyên liệu trong thành phần cấu tạo thì thành phần đó phải được ghi định lượng gần tên sản phẩm ở vị trí dễ nhìn thấy bằng mắt thường hoặc trong phần liệt kê thành phần cấu tạo.

2. Thành phần cấu tạo sản phẩm

Đây là mục khá quan trọng trong hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm

– Tất cả thành phần cấu tạo của sản phẩm phải được ghi trên nhãn sản phẩm, trừ sản phẩm có duy nhất một thành phần cấu tạo.

– Thành phần cấu tạo sản phẩm được ghi theo thứ tự giảm dần theo khối lượng hoặc tỷ lệ phần trăm của mỗi thành phần. Phải ghi cụm từ “Thành phần” trước các thành phần được liệt kê.

– Trường hợp một thành phần của sản phẩm là một hỗn hợp gồm từ hai thành phần khác trở lên thì phải liệt kê thành phần hỗn hợp đó trong dấu ngoặc đơn , theo thứ tự giảm dần về khối lượng.

– Trường hợp thành phần hỗn hợp chiếm dưới 5% khối lượng của sản phẩm cuối cùng thì không phải công bố thành phần hỗn hợp đó, trừ các phụ gia thực phẩm có chức năng công nghệ đối với sản phẩm cuối cùng.

– Đối với thực phẩm có chứa từ 1(một) thành phần hoặc một vài các thành phần dưới đây thì phải công bố trên nhãn hàng hóa sự có mặt của thành phần đó:

  •  Ngũ cốc, thức ăn làm từ hạt ngũ cốc có chứa gluten; ví dụ như lúa mì, lúa mì spenta, lúa mạch đen, yến mạch hoặc các giống lai và các sản phẩm của chúng;
  • Loài giáp xác và các sản phẩm từ loài giáp xác;
  • Trứng và các sản phẩm trứng;
  • Thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản;
  • Lạc, đậu tương và các sản phẩm của chúng;
  • Sữa và các sản phẩm sữa (bao gồm cả lactoza – đường sữa);
  • Quả hạch và các sản phẩm từ quả hạch; và

Hồ sơ công bố sản phẩm do congbosanpham.com.vn thực hiện– Nước cho vào thực phẩm cũng phải liệt kê trong thành phần cấu tạo trừ trường hợp một phần của nguyên liệu ở dạng nước như nước mặn, xiro hoặc canh được sử dụng trong thực phẩm hỗn hợp và nguyên liệu đó đã được liệt kê trong danh sách thành phần cấu tạo. Nước hoặc các nguyên liệu dễ bay hơi trong quá trình sản xuất thì không cần phải liệt kê trong thành phần cấu tạo sản phẩm.

– Đối với các phụ gia thực phẩm có tên trong Danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng, khi kê khai thành phần cấu tạo của hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm phải ghi tên nhóm tương ứng cùng với tên cụ thể hoặc mã số quốc tế INS.

– Phụ gia thực phẩm thuộc nhóm hương liệu và các chất tạo hương liệu; các loại tinh bột biến tính thuộc danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm thì sử dụng tên nhóm tương ứng. Việc sử dụng từ ngữ “hương liệu” để ghi nhãn thường phải kèm theo một trong số hoặc đồng thời các cụm từ “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”.

Xem thêm:

Bản tự công bố sản phẩm có thời hạn trong bao lâu?

Những lợi ích khi doanh nghiệp tự công bố sản phẩm

3. Tên và địa chỉ của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về sản phẩm

– Đối với thực phẩm nhập khẩu: phải ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đứng tên công bố sản phẩm

– Đối với sản phẩm được sản xuất trong nước

  • Trường hợp sản phẩm sản xuất ngay tại địa điểm khác, ngoài nơi đăng ký kinh doanh nhưng mang cùng thương hiệu do các cơ sở này sản xuất thì kê khai tên và địa chỉ cơ sở sản xuất ra sản phẩm đó hoặc tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đứng tên công bố sản phẩm.
  • Trường hợp sản phẩm do 2 hay nhiều tổ chức, cá nhân cùng sản xuất thì kê khai tên và địa chỉ cơ sở thực hiện
  • Trường hợp nếu muốn ghi thêm tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác nhằm quảng cáo cho sản phẩm thì phải ghi mối liên quan của tổ chức, cá nhân ghi thêm với sản phẩm đó.

Về dịch vụ tại Congbosanpham.com.vn

Congbosanpham.com.vn với nhìu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm, chúng tôi tự tin rằng có thể hỗ trợ ,giúp đỡ bạn về vấn đề pháp lý khi thực hiện các thủ tục về kiểm nghiệm và công bố sản phẩm nhanh nhất, tiết kiệm nhất và theo quy định của pháp luật hiện nay. Chi tiết như sau:

  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí những vấn đề về pháp lý và thủ tục tự công bố sản phẩm và kiểm nghiệm sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Hỗ trợ từ A đến Z rút ngắn thời gian soạn hồ sơ và nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Tư vấn kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm và các chỉ tiêu kiểm nghiệm giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí nhưng vẫn đảm bảo đúng theo quy định của Bộ Y Tế
  • Soạn hồ sơ công bố sản phẩm đúng theo quy định và nộp tại Sở Y Tế.
  • Thay doanh nghiệp theo dõi bản công bố trên Sở Y Tế và nhận bản tự công bố từ Sở và bàn giao cho doanh nghiệp ngay khi hoàn tất.
  • Hổ trợ khách hàng trong và sau khi thực hiện công bố sản phẩm
  • Về dịch vụ : chúng tôi cung cấp các dịch vụ có liên quan đến thực phẩm như : Đăng kí công bố sản phẩm, kiểm nghiệm , tự công bố sản phẩm , đăng ký thành lập doanh nghiệp , đăng ký mã số mã vạch , xin giấy chứng nhận HACCP , dịch thuật công chứng , ISO 22000 …
  • Congbosanpham.com.vn cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng


Mọi thắc mắc về vấn đề soạn hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm xin đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi  để được tư vấn miễn phí về quy định, thủ tục và nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Liên hệ
icon_tel@2x.png
Tư vấn miễn phí
Hotline: 093.111.9336
Thời gian làm việc
Thứ 2 - 7: 8:00 - 18:00
Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

Công Bố Sản Phẩm | congbosanpham.com.vn
Average rating:  
 0 reviews