- 1 April, 2024
- Posted by: phúc nguyễn
- Category: Tin tức
Mục Lục:
1. Các trường hợp cần tiến hành quy định về kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm mới nhất
Tùy từng sản phẩm khác nhau mà khi thực hiện kiểm nghiệm sẽ có các nhóm tiêu chí khác nhau cần phải tuân thủ. Một số sản phẩm tiêu biểu cần phải kiểm nghiệm có thể kể đến như:
- Nước ăn uống, nước sinh hoạt.
- Nước uống đóng chai , nước khoáng thiên nhiên, và đồ uống có cồn/ không cồn.
- Nước đá dùng liền.
- Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Nguyên liệu thực phẩm (magnesi, lod, calci,…).
- Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng.
- Phụ gia thực phẩm: Nhóm chất tạo bọt, chất làm dày, chất nhũ hóa, chất làm bóng, enzym,…
- Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (cao su; nhựa tổng hợp; kim loại; thủy tinh; gốm, sứ,…).
- Các chỉ tiêu cơ bản khi kiểm nghiệm (tùy thuộc vào từng loại sản phẩm sẽ cần một số các chỉ tiêu nhất định):
- Kiểm nghiệm vi sinh có trong thực phẩm.
- Kiểm nghiệm độc tố vi nấm.
- Kiểm nghiệm chất ô nhiễm hữu cơ.
- Kiểm nghiệm về hóa chất độc hại, lượng kim loại, và thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.
- Kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng chủ yếu.
- Kiểm nghiệm tiêu chí chất lượng bao bì thực phẩm,…
2. Quy định về kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm mới nhất
Quy định về kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm là một phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn của thực phẩm. Dưới đây là 4 bước kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm:
Bước 1: Các cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh thực phẩm chủ động mời cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc lấy mẫu.
Bước 2: Xác định các chỉ tiêu kiểm nghiệm, đây là các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành. Ngoài ra, còn bao gồm một số chỉ tiêu hóa lý và vi sinh vật đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Cơ quan kiểm nghiệm tiến hành lấy mẫu và thực hiện kiểm nghiệm trên mẫu thực phẩm.
Bước 4: Cơ quan kiểm nghiệm thông báo kết quả kiểm nghiệm cho cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh thực phẩm.
3. Có bắt buộc phải kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm không?
Kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm là một yêu cầu bắt buộc, vì nó đóng vai trò là thước đo đánh giá chất lượng thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất cũng như trước khi đưa sản phẩm thành phẩm ra thị trường.
Theo Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y Tế, việc kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ phải tuân theo 4 tiêu chí sau:
– Chế độ kiểm nghiệm định kỳ:
- 1 lần/năm đối với sản phẩm của cơ sở có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: GMP, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương.
- 2 lần/năm đối với sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp các chứng chỉ nêu trên.
– Việc lấy mẫu kiểm nghiệm định kỳ được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân hoặc tổ chức, cá nhân chủ động mời cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
– Các chỉ tiêu để kiểm nghiệm định kỳ là các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành; một số chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc theo quy định của pháp luật.
– Kết quả kiểm nghiệm của các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất, định kỳ, kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu được tổ chức, cá nhân sử dụng làm kết quả kiểm nghiệm định kỳ nếu đáp ứng yêu cầu tại Khoản 3 Điều này
4. Không kiểm nghiệm định kỳ đúng quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ, nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định về việc kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ, sẽ phải chịu trách nhiệm về vi phạm hành chính theo các điều khoản sau đây:
+ Theo Điều 21: Vi phạm về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Các hành vi vi phạm bao gồm việc sử dụng nước không đạt chuẩn kỹ thuật để chế biến thực phẩm và không thực hiện kiểm nghiệm nước định kỳ theo quy định.
+ Theo Điều 26: Vi phạm các quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Một trong những hành vi vi phạm là không duy trì việc kiểm soát chất lượng, kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ theo quy định.
Tổng cộng, mức phạt có thể lên đến từ 5.000.000 đến 15.000.000 đồng
=> Việc thực hiện kiểm nghiệm định kỳ không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn giúp họ kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào và quy trình sản xuất một cách tối ưu. Điều này giúp tăng cường giá trị cho sản phẩm, đồng thời phát hiện và sửa chữa những sai sót cũng như điều chỉnh các vấn đề kịp thời.
Submit your review | |