- 23 August, 2024
- Posted by: phúc nguyễn
- Categories: Kiểm nghiệm, Thực phẩm thường
Kiểm nghiệm gạo là yêu cầu bắt buộc trước khi sản phẩm đưa ra thị trường nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho người sử dụng, ở bài viết này congbosanpham.com.vn sẽ chia sẽ về quy trình kiểm nghiệm gạo, và các chỉ tiêu quan trong cần kiểm tra
Mục Lục:
1. Cở sở pháp lý thực hiện kiểm nghiệm gạo
– Việc kiểm nghiệm gạo căn cứ theo các quy định sau đây:
+ Luật an toàn thực phẩm 2010 và Nghị định 15/2018/NĐ-CP
+ QCVN 8-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
+ QCVN 8-1:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm
+ QCVN 8-3:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.
2. Kiểm nghiệm gạo có được lợi ích gì?
Việc Kiểm nghiệm gạo mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cả người sản xuất, người tiêu dùng cụ thể như sau:
2.1 Đối với người sản xuất:
- Giúp sản phẩm gạo của doanh nghiệp đảm bảo chất lượng về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, vì khi sản phẩm được kiểm nghiệm và tự công bố đầy đủ mới có thể lưu hành ra thị trường một cách dễ dàng
- Hơn nữa kiểm nghiệm giúp xác định chính xác thành phần, hàm lượng dinh dưỡng và các chỉ tiêu vi sinh vật trong gạo, từ đó đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Từ đó nâng cao uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp và lợi nhuận.
- Sản phẩm có chất lượng tốt, được kiểm nghiệm đầy đủ sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường
2.2 Đối với người tiêu dùng
- Kiểm nghiệm giúp loại bỏ các sản phẩm không đảm bảo chất lượng, tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh liên quan.
- Người tiêu dùng có thể dễ dàng so sánh và lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và túi tiền.
- Khi sử dụng sản phẩm có chứng nhận kiểm nghiệm, người tiêu dùng sẽ cảm thấy yên tâm hơn về chất lượng và an toàn.
3. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo quan trọng cần phải biết
3.1 Chỉ tiêu cảm quan
Trước hết, khi đánh giá gạo, chúng ta cần quan sát bề mặt bằng mắt thường – đây được gọi là chỉ tiêu cảm quan.
Khi đánh giá cảm quan giúp xác định chất lượng gạo thông qua các yếu tố như
- Kích thước hạt gạo
- Màu sắc,
- Mùi hương đặc trưng,
- Độ bóng loáng của bề mặt,
- và liệu có lẫn cám hay vỏ trấu hay không.
Nếu những yếu tố này đạt chuẩn, gạo có thể được xem là có chất lượng tốt dựa trên cảm quan. Việc đánh giá cảm quan là bước đầu tiên trong quy trình kiểm nghiệm gạo, nhằm kịp thời phát hiện và khắc phục những vấn đề tiềm ẩn, giúp các bước kiểm nghiệm tiếp theo được tiến hành thuận lợi hơn.
3.2 Chỉ tiêu hóa lý
Tiếp theo, chúng ta cần xem xét chỉ tiêu hóa lý:
Đây là yếu tố quan trọng khác trong kiểm nghiệm gạo. Chỉ tiêu này tập trung vào việc đánh giá chất lượng tinh bột trong gạo, một thành phần quan trọng chiếm khoảng 80% trong gạo trắng.
Tinh bột gạo gồm hai thành phần chính: amylose và amylopectin, mỗi thành phần này đều ảnh hưởng đến tính chất của cơm khi nấu. Cụ thể, gạo chứa nhiều amylose thường có độ cứng cao hơn và ít dẻo hơn so với gạo có hàm lượng amylopectin cao. Quy trình kiểm nghiệm dựa trên chỉ tiêu hóa lý giúp phân biệt rõ ràng các loại gạo khác nhau, từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp cho người tiêu dùng
3.3 Chỉ tiêu vi sinh vật
Chỉ tiêu vi sinh được sử dụng để đánh giá mức độ an toàn của gạo bằng cách kiểm tra sự hiện diện của các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Một số loại vi khuẩn thường được xét nghiệm bao gồm:
- Bào tử nấm men, nấm mốc,
- Coliforms, Staphylococcus aureus,
- Escherichia coli,
- Clostridium perfringens,
- Bacillus cereus, Salmonella,…
Tuy nhiên, không cần thiết phải kiểm tra tất cả các loại vi khuẩn này mà chỉ chọn những yếu tố phù hợp với chất lượng của gạo để đánh giá chính xác tình trạng vi sinh
3.4 Chỉ tiêu kim loại nặng
Ngoài ra, kiểm nghiệm gạo còn đòi hỏi sự chú trọng đặc biệt vào chỉ tiêu kim loại nặng, bao gồm việc phân tích hàm lượng các kim loại như
- Chì
- Kẽm
- Thủy ngân,…
Sự tồn dư của các kim loại này trong gạo, nếu vượt quá ngưỡng an toàn cho phép, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng.
3.5 Hàm lượng hóa chất không đảm bảo
Trong quá trình trồng lúa, thuốc trừ sâu và phân đạm thường được sử dụng để bảo vệ và kích thích sự tăng trưởng, Vì vậy, không thể tránh khỏi việc tồn dư của những hoá chất độc hại, đồng thời để tránh hư hỏng, ẩm mốc người ta cũng sử dụng một số chất bảo quản.
Vì vậy khi kiểm nghiệm gạo, cần đánh giá chi tiết và khách quan hàm lượng các hóa chất không mong muốn là vô cùng quan trọng, để hạn chế tối đa những nguy hại mà hóa chất có thể gây ra cho sức khỏe cho người dùng
4. Quy trình thực kiểm nghiệm gạo
Bước 1: Xác định các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm theo quy chuẩn sản phẩm đã được đặt ra.
Bước 2: Chuẩn bị mẫu kiểm nghiệm và gửi đến trung tâm kiểm nghiệm được Bộ Y tế công nhận.
Bước 3: Trung tâm kiểm nghiệm tiếp nhận mẫu và thực hiện kiểm nghiệm theo đúng quy định.
Bước 4: Cung cấp giấy chứng nhận kiểm nghiệm thực phẩm và đưa ra các biện pháp cải thiện nếu mẫu không đạt tiêu chuẩn.