- 3 June, 2024
- Posted by: phúc nguyễn
- Categories: Kiểm nghiệm, Thực phẩm thường
Thủy sản, bao gồm các loài như cá, giáp xác, thân mềm, rong biển, bò sát và lưỡng cư, là nguồn tài nguyên quý giá từ môi trường nước. Chúng không chỉ cung cấp thực phẩm thiết yếu cho con người mà còn là nguyên liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp khác. Sản phẩm từ thủy sản, như thủy sản đóng hộp, ruốc tôm cá và dầu cá, ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường trong nước và quốc tế. Với sự gia tăng tiêu thụ này, việc kiểm nghiệm chất lượng để đảm bảo an toàn thực phẩm từ thủy sản trở nên vô cùng cần thiết.
Vậy quy trình kiểm nghiệm thủy sản phẩm như thế nào? các chỉ tiêu nào cần kiểm tra? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này, cùng theo dõi tiếp nhé.
Mục Lục:
1. Căn cứ pháp lý
- Thông tư 24/2013/TT-BYT: Quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm
- QCVN 02-27:2017/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Sản phẩm thủy sản – Cá tra phi lê đông lạnh
- TCVN 5649:2006: Thủy sản khô – Yêu cầu vệ sinh
- TCVN 5689:2006: Thủy sản đông lạnh – Yêu cầu vệ sinh
2. Tại sao phải kiểm nghiệm thủy sản?
Kiểm nghiệm thủy sản là một quy trình bắt buộc nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Việc kiểm nghiệm mang lại nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm:
– Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng: Thủy sản là thực phẩm dễ bị ô nhiễm bởi vi sinh vật, hóa chất độc hại và các tác nhân khác. Kiểm nghiệm giúp phát hiện các chất độc hại và vi sinh vật gây hại, đảm bảo sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
– Bảo vệ thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp: Sản phẩm thủy sản được kiểm nghiệm và đạt chất lượng cao sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín trên thị trường, thu hút khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh. Ngược lại, sản phẩm thủy sản không đảm bảo chất lượng có thể gây ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, dẫn đến mất khách hàng và thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp.
– Đáp ứng các yêu cầu của pháp luật: Các quốc gia đều có quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm, trong đó có thủy sản. Khi kiểm nghiệm giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật, tránh bị xử phạt và vi phạm pháp luật.
– Nâng cao chất lượng sản phẩm: Để nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản, doanh nghiệp cần phải kiểm nghiệm để có thể biết được những hạn chế của sản phẩm, từ đó có biện pháp cải thiện chất lượng sản phẩm.
– Nâng cao sự tin tưởng của người tiêu dùng: Khi mua một sản phẩm nào đó, thông thường người tiêu dùng sẽ xem kỹ rằng sản phẩm đó đã được kiểm nghiệm và có số tự công bố chưa. Vì vậy khi biết sản phẩm thủy sản của doanh nghiệp đã được kiểm nghiệm và đảm bảo chất lượng, người tiêu dùng sẽ cảm thấy an tâm và tin tưởng khi mua và sử dụng sản phẩm. Niềm tin của người tiêu dùng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thành công trên thị trường.
– Có được phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP để bổ sung vào hồ sơ công bố sản phẩm khi doanh nghiệp thực hiện công bố sản phẩm theo quy định
3. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm thủy sản cần kiểm tra
Dưới đây là 2 chỉ tiêu quan trong cần kiểm tra khi doanh nghiệp kiểm nghiệm thủy sản:
3.1 Chỉ tiêu vi sinh:
– Tổng số vi sinh vật hiếu khí, Coliforms, E.Coli, Salmonella, S. aureus, Cl. Perfringens, V. parahaemolyticus, …
3.1 Chỉ tiêu hóa học:
– Cảm quan
– Chỉ tiêu dinh dưỡng: Omega 3, Omega 6, Omega 9, Acid amin, Protein, Lipid,…
– Kim loại nặng: Pb, Hg, Cd, As,…
– Kháng sinh các nhóm:
- Phenicol: Cloramphenicol, Florphenicol,…
- Tetracycline: Tetracycline, Clotetracycline,…
- Nitrofuran và các chất chuyển hóa: furazolidone, AOZ, AMOZ, AHD, SEM …
- Quinolone: enrofloxacin, ciprofloxacin, danofloxacin, sarafloxacin, difloxacin, norfloxacin, ofloxacin…
- Sulfonamide: Su Sulfapyridine, Sulfamerazine, Sulfamethoxazole, Sulfameter, Sulfamethoxypyridazine, Sulfisoxazole, Sulfadimethoxine, Sulfachloropyridazine, Sulfamonomethoxine, Sulfadimidine
- Malachite green, Leucomalachite green
- Macrolids: Azithromycin, Erythromycin, Roxithromyxin, Spiramycin,…
- …
– Hormone: Dietylstilbestrol, beta agonist, Progesterol,…
– Thuốc bảo vệ thực vật: Cypermethrin, Permethrin, Chlorpyrifos, Carbendazim, Dichlorvos, Dimethoate, Fenitrothion , Amitraz, Bentazon, Bifenazat, Clorpropham, Clethodim…
– Độc tố thủy sản: độc tố cá nóc (tetrotodoxin), độc tố gây tiêu chảy (DSP), độc tố gây liệt cơ (PSP), độc tố thần kinh (NSP), độc tố gây mất trí nhớ (ASP), CFP
– Chất độc khác: Histamin, Phenol , Cyanua, Formadehyd,…
5. Quy trình thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm thủy sản
Để thực hiện kiểm nghiệm thủy sản, các doanh nghiệp cần tiến hành việc chuẩn bị sản phẩm mẫu và thực hiện quy trình kiểm nghiệm tại trung tâm kiểm nghiệm được Bộ Y tế chỉ định.
Kết quả kiểm nghiệm này, sau khi nhận được, sẽ được sử dụng để đánh giá sản phẩm đó dựa trên các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để công bố sản phẩm hay không. Sau đó nhận kết quả kiểm nghiệm
⇒ Khi đến với dịch vụ tại congbosanpham.com.vn doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị mẫu sản phẩm, còn lại những thủ tục khác chúng tôi sẽ thay mặt doanh nghiệp thực hiện tất cả, không để doanh nghiệp tốn bất kỳ chi phí đi lại nào.
6. Thời gian kiểm nghiệm thủy sản là bao lâu?
– Phụ thuộc theo từng chỉ tiêu kiểm nghiệm sẽ có thời gian khác nhau
– Thời gian kiểm nghiệm thủy sản trung bình là 05 – 07 ngày làm việc.
Dịch vụ kiểm nghiệm thủy sản tại congbosanpham.com.vn
Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm cụ thể, yêu cầu về lượng mẫu sẽ khác nhau. Khi bạn lựa chọn dịch vụ kiểm nghiệm thủy sản tại congbosanpham.com.vn, chúng tôi cam kết cung cấp tư vấn miễn phí và hỗ trợ tận tình cho doanh nghiệp của bạn.
Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
- Tư vấn và đề xuất các chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp với loại sản phẩm thủy sản của bạn, đảm bảo theo đúng quy chuẩn.
- Thu thập mẫu sản phẩm từ địa điểm của bạn và gửi chúng đến phòng kiểm nghiệm.
- Theo dõi quá trình kiểm nghiệm, sau đó so sánh kết quả với các quy chuẩn để xác định sự đáp ứng hoặc không đáp ứng của sản phẩm.
- Nhận kết quả gốc và chuyển giao chúng cho bạn tại nơi bạn yêu cầu.
Chúng tôi hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích việc thực hiện kiểm nghiệm thủy sản của bạn. Nếu vẩn còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ đội ngũ chuyên nghiệp và tận tâm của chúng tôi.
Submit your review | |
1 2 3 4 5 | |
Submit Cancel |
Bài viết liên quan:
- Kiểm nghiệm sản phẩm là gì? các quy định về kiểm…
- 3 bước đơn giản để thực hiện công bố sản phẩm thủy sản
- Kiểm nghiệm trứng các loại và các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm
- Kiểm nghiệm bánh bao là gì? Các chỉ tiêu kiểm nghiệm…
- Kiểm nghiệm và các chỉ tiêu kiểm nghiệm đông trùng hạ thảo
- Kiểm nghiệm mật ong và các chỉ tiêu kiểm nghiệm mật ong
- Kiểm nghiệm mỹ phẩm ở đâu? Các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm
- Kiểm nghiệm gạo và 5 chỉ tiêu kiểm nghiệm quan trọng
- Hổ trợ dịch vụ kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm đúng quy định
- Kiểm nghiệm chất lượng bánh kẹo - tự công bố sản phẩm