Nguồn gốc của ngày vía Thần tài? tại sao người dân lại đổ xô mua cá lóc nướng

Ngày vía Thần Tài là mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Năm Giáp Thìn 2024, ngày vía Thần Tài rơi vào thứ Hai, ngày 19/2 Dương lịch.

Vào ngày này, nhiều gia đình, hộ kinh doanh, chủ cửa hàng, doanh nghiệp chú tâm chuẩn bị cho lễ cúng đủ đầy để Thần Tài gõ cửa, tuy nhiên không phải ai cũng biết nguồn gốc ngày vía Thần Tài.

1. Nguồn gốc của ngày vía Thần tài?

Theo quan niệm dân gian từ xa xưa, Thần Tài là vị thần mang lại tài lộc, sung túc và may mắn. Ông có nhiệm vụ cai quản tiền bạc, của cải nên được mọi người thường thờ cúng để cầu mong tài lộc cho gia đình.

Tục thờ Thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc. Về nguồn gốc ngày vía Thần Tài, có khá nhiều truyền thuyết được dân gian lưu truyền lại.

Một sự tích của Trung Quốc được ghi chép trong “Sưu thần ký” kể lại rằng, người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần ban cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Sau khi đem Như Nguyệt về nhà được vài năm thì Âu Minh ăn nên làm ra, trở nên giàu có.

Vào ngày mùng 1 Tết năm ấy, không biết vì lý do gì Âu Minh tức giận đánh Như Nguyệt, cô sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà.

Vợ Âu Minh không để ý nên khi quét nhà vô tình hót luôn cả đống rác có Như Nguyệt bên trong đổ đi. Từ đó về sau, nhà Âu Minh nghèo dần. Người ta nhận ra Như Nguyệt chính là Thần Tài và lập bàn thờ để thờ.

Từ sự tích này mà nhiều gia đình kiêng quét nhà, hốt rác vào 3 ngày Tết vì sợ làm mất Thần Tài ẩn trong đống rác, cũng vì thế mà bàn thờ Thần Tài mà thường được đặt ở góc nhà.

Bạn có biết nguồn gốc ngày vía Thần Tài? , Nguồn gốc của ngày vía Thần tài? tại sao người dân lại đổ xô mua cá lóc nướng
Bạn có biết nguồn gốc ngày vía Thần Tài?

Có một truyền thuyết khác về nguồn gốc của ngày vía Thần Tài kể rằng, Thần Tài ban đầu “công tác” trên thiên đình. Một lần xuống dưới hạ giới, do uống rượu say, thần đầu va vào đá nên không nhớ mình là ai, trở nên ngu ngốc và trang phục của quan thiên đình cũng bị lấy đi bán. Thần phải lang thang ăn xin.

Một ngày nọ, thần được mời vào một cửa hàng bán vịt quay, heo quay ăn vào lúc vắng khách. Không ngờ chỉ một lát sau, cửa hàng lại đông đúc khách. Nhận ra mối quan hệ này, chủ quán quyết định giữ thần lại và kinh doanh càng ngày càng thành công.

Khi quen với sự thịnh vượng, chủ quán quên đi vai trò của Thần Tài và cảm thấy không hài lòng khi thần chỉ biết ăn uống mà không làm gì hơn, ông ta đành đuổi thần đi. Thấy vậy, nhiều cửa hàng khác đến mời Thần Tài về để cúng phụng và kinh doanh cũng ngày càng phát triển, trong khi cửa hàng bán thịt quay kia thì ngày một suy sụp.

Một ngày, Thần Tài tìm thấy cửa hàng đã mua lại bộ quần áo của mình trước đây. Khi nhìn thấy bộ quần áo đó, thần nhớ lại mình là ai và bèn mặc lại, sau đó bay lên trời. Đó chính là ngày mùng 10 tháng Giêng. Từ đó, dân gian coi ngày mùng 10 hàng tháng (Âm lịch) là ngày vía Thần Tài.

Ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài đầu tiên của năm, mọi người thường tổ chức các nghi lễ cúng để mong muốn một năm kinh doanh phát đạt và thuận lợi.

2. Những hoạt động trong ngày vía Thần Tài

2.1 Đi mua cá lóc nướng

Người dân Nam Bộ quan niệm, cúng cá lóc nướng ngày vía Thần Tài sẽ mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Vì cá lóc là sản vật đặc trưng của miền Nam, khi dâng lên thần linh sẽ thể hiện được lòng biết ơn thiên nhiên, từ đó mà thần linh sẽ cho mưa thuận gió hòa.

Đi mua cá lóc nướng ngày vía thần tài

Xem thêm: Phố cá lóc nướng ở TPHCM hết cảnh kẹt xe ngày vía Thần Tài

2.2 Đi mua vàng

Theo truyền thống, người dân sẽ thường đi mua vàng vào ngày cúng vía Thần Tài vì họ tin rằng việc làm này sẽ mang lại nhiều may mắn, phát tài phát lộc. Do Thần Tài giúp cho việc làm ăn phát đạt, buôn may bán đắt và tài lộc thịnh vượng nên mọi người cũng sẽ mua vàng để cúng trả lễ cho Thần Tài vào ngày này.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách mua vàng ngày Vía Thần Tài may mắn cả năm

Truyền thống mua vàng trong ngày vía Thần Tài

2.3 Cúng vía Thần Tài

Việc cúng vía Thần Tài với mong muốn cảm tạ và tưởng nhớ về những phước lành và sự giúp đỡ mà Ngài đã làm trong những năm qua. Bên cạnh đó còn là những lời mong ước được Ngài tiếp tục phù hộ cho các năm về sau nên việc cúng vía vào ngày này sẽ giúp cho bạn thêm nhiều may mắn và phước lộc.

Cúng vía Thần Tài mang sẽ mang lại nhiều may mắn

2.4 Mua đồ phong thủy

Vào ngày vía Thần Tài, cũng có nhiều gia đình lựa chọn việc mua thêm những món đồ phong thủy như đá phong thủy, tượng Thiềm thừ,… để mong một năm được làm ăn phát đạt và thêm sung túc, may mắn.

Mua đồ phong thủy trong ngày vía Thần Tài

 

2.5 Đi mua tôm, cua

Bên cạnh mua vàng, người ta còn mua tôm, cua vào dịp vía Thần Tài. Tôm, cua đại diện cho yếu tố Thủy, là một trong những lễ vật được dâng cúng trong bộ tam sên. Vì thế những ngày gần tới mùng 10 tháng Giêng, giá tôm, cua tăng vọt nhưng vẫn cháy hàng. Tôm, cua mang ý nghĩa mang lại may mắn, nhiều tài lộc cho gia chủ.

Đi mua tôm, cua

2.6 Đi mua trứng vịt

Trong bộ tam sên cúng thần tài thì không thể nào thiếu trứng vịt. Trứng vịt đại diện loài có lông vũ bay trên trời, tượng trưng cho yếu tố Thiên. Vì thế, ngày vía Thần Tài, mọi người cũng tranh thủ lựa những quả trứng vịt to, tròn để làm mâm cúng, cầu tài lộc, tiền của.

Trứng vịt lộn - món ăn ngon và bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe

2.7 Đi mua heo quay

Heo quay cũng là một lễ vật quan trọng trong mâm cúng ngày vía Thần Tài. Heo quay là một món ăn mà Thần Tài rất thích, tương truyền khi lưu lạc ở trần gian, heo quay là món ăn được Thần Tài yêu thích. Vì thế, ngày vía Thần Tài, mọi người thường cúng heo quay để cầu Thần Tài phù hộ cho tài lộc.

Đi mua heo quay

2.8 Mua mèo thần tài

Không chỉ mua vàng, người ta còn mua mèo Thần Tài vào ngày này, đặc biệt là những hộ kinh doanh, buôn bán với mong muốn cầu tiền tài, may mắn trong công việc, mua bán thuận buồn xuôi gió.

Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

Công Bố Sản Phẩm | congbosanpham.com.vn
Average rating:  
 0 reviews