- 26 August, 2023
- Posted by: phúc nguyễn
- Categories: Kiểm nghiệm, Thực phẩm thường
Kiểm nghiệm chất lượng nước chấm nói chung và nước mắm hay nước tương nói riêng là việc mà các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm này bắt buộc phải thực hiện trước khi đưa ra thị trường kinh doanh nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe của người tiêu dùng. Đây là quy định của pháp luật về Luật an toàn thực phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm cần chấp hành và thực hiện trước khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường nhằm kiểm soát các vấn đề an toàn thực phẩm trên.
Để biết thêm thông tin chi tiết về kiểm nghiệm chất lượng nước chấm và những quy định khi thực hiện thân mời bạn đọc cùng xem tiếp những nội dung dưới đây nhé
Mục Lục:
- 1. Căn cứ pháp lý để kiểm nghiệm chất lượng nước chấm
- 2. Đối tượng áp dụng kiểm nghiệm chất lượng nước chấm
- 3. Bảng chỉ tiêu kiểm nghiệm chất lượng nước chấm
- 4. Quy định về việc lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng nước chấm
- 4. Vì sao phải kiểm nghiệm chất lượng nước chấm?
- 5. Quy trình thực hiện dịch vụ kiểm nghiệm chất lượng nước chấm tại congbosanpham.com.vn
1. Căn cứ pháp lý để kiểm nghiệm chất lượng nước chấm
Kiểm nghiệm chất lượng nước chấm căn cứ theo quyết định số 46/2007/QĐ-BYT được ban hành vào ngày 19/12/2007 về việc “ Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”, quy chuẩn cụ thể:
+ QCVN 8-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
+ QCVN 8-3:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm
+ QCVN 8-3:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.
2. Đối tượng áp dụng kiểm nghiệm chất lượng nước chấm
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nước chấm, nước mắm hoặc nước tương
Các đơn vị nhập khẩu nước chấm muốn lưu hành sản phẩm tại Việt Nam
Tổ chức, công ty nước ngoài muốn tham gia vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nước chấm trên thị trường Việt Nam.
3. Bảng chỉ tiêu kiểm nghiệm chất lượng nước chấm
Chỉ tiêu | Phương pháp thử nghiệm |
CẢM QUAN VÀ CƠ LÝ | |
Trạng thái | Cảm quan |
Mùi | Cảm quan |
Vị | Cảm quan |
Màu sắc | Cảm quan |
Tạp chất có thể nhìn thấy bằng mắt thường | Cảm quan |
CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CHÍNH | |
Độ acid (theo acid acetic)(*) | TCVN 3702:2009 |
Carbohydrate(*) | TCVN 4594:1988 |
Muối (NaCl)(*) | TCVN 3701:2009 |
Protein(*) | TCVN 3705:1990 |
Nito acid amin(*) | TCVN 3708:1990 |
Nito ammoniac(*) | TCVN 3706:1990 |
Nito formol(*) | TCVN 3707:1990 |
Acid amine | TK.EZ : faast (LCMSMS) |
Histamine | TK. EZ : faast (LCMSMS) |
Nito amin(*) | TCVN 3707:1990 |
Urê | TK. Appilication Note SSI – AP – LCMS 0277 – Shimadzu (LCMSMS) |
Béo(*) | FAO, 14/7, 1986 |
Hàm lượng chất khô(*) | FAO, 14/7, 1986 |
DƯ LƯỢNG NITRIT VÀ NITRAT | |
Nitrit (NO2-)(*) | TK.TCVN 7767:2007 |
Nitrat (NO3-)(*) | TK.TCVN 7767:2007 |
ĐỘC TỐ NẤM MỐC | |
Ochratoxin A | TK. AOAC 2000.03(LC/MS/MS) |
Aflatoxin Tổng | TK.AOAC 991.31 (LC/MS/MS) |
Aflatoxin M1 | TK. AOAC 986.16:2002 (HPLC-UV) |
Aflatoxin/chất (B1, B2, G1, G2) | TK.AOAC 991.31(LC/MS/MS) |
Deoxynivalenol (DON) | TK.AOAC 986.18 (LC/MS/MS) |
KIM LOẠI NẶNG | |
Arsen (As)(*) | AOAC 986.15 (2011) |
Thủy ngân (Hg) (*) | AOAC 974.14 (2011) |
Cadimi (Cd) (*) | AOAC 999.11 (2011) |
Chì (Pb) (*) | AOAC 999.11 (2011) |
VI SINH – NƯỚC CHẤM CÓ NGUỒN GỐC TỪ THỰC VẬT | |
Tổng số vi khuẩn hiếu khí * | TCVN 4884:2005(ISO 4833:2003) |
Coliforms* (CFU) | AOAC 991.14 (3M Petrifilm) |
E.coli *(MPN) | TCVN 6846:2007ISO 7251:2005 |
Staphylococcus aureus* | AOAC 2003.11 (3M Petrifilm) |
Nấm men-Nấm mốc* | TCVN 8275-1:2010ISO 21527-1:2008 (dạng lỏng) |
Clostridium perfringens** | TCVN 4991:2005ISO 7937:2004Nấm men-Nấm mốc* |
Salmonella spp * | TCVN 4829:2005ISO 6579:2004 |
VI SINH – NƯỚC CHẤM NGUỒ GỐC TỪ ĐỘNG VẬT | |
Tổng số vi khuẩn hiếu khí * | TCVN 4884:2005(ISO 4833:2003) |
Coliforms* (CFU) | AOAC 991.14 (3M Petrifilm) |
Staphylococcus aureus* | AOAC 2003.11 (3M Petrifilm) |
E.coli *(MPN) | TCVN 6846:2007ISO 7251:2005 |
Clostridium perfringens* | TCVN 4991:2005ISO 7937:2004 |
Salmonella spp * | TCVN 4829:2005ISO 6579:2004 |
V. parahaemolyticus* | TCVN 7905-1:2008ISO 21872 -1:2007 |
4. Quy định về việc lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng nước chấm
Quy định về lấy mẫu kiểm nghiệm:
Việc lấy mẫu và bảo quản mẫu là khâu trọng yếu trong quá trình kiểm nghiệm thực phẩm. Vì vậy yêu cầu người thực hiện phải bảo đảm đúng quy trình để kết quả phân tích có độ chính xác cao.
Yêu cầu về mẫu kiểm nghiệm:
- Mẫu thực phẩm phải đủ điều kiện được dùng để đem đi xét nghiệm, phải có tên sản phẩm. Nhãn mác tiếng Việt (nếu là sản phẩm nhập khẩu), tên các chất có trong thành phần tương ứng với những chỉ tiêu cần xét nghiệm. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm Specification, COA hoặc bản công bố sản phẩm (nếu có).
- Về số lượng/ khối lượng mẫu: 100g (ml) – 500g (ml)/1 phần mẫu thực phẩm; và 3-5 lít/1 phần mẫu nước sinh hoạt, hay nước uống đóng chai.
Thời gian kiểm nghiệm sản phẩm
Tùy theo từng chỉ tiêu kiểm nghiệm mà thời gian thực hiện sẽ nhanh hay chậm, nhưng chỉ dao động từ 03 – 07 ngày làm việc.
=> Tuy nhiên tùy thuộc vào từng loại sản phẩm sẽ có yêu cầu về lượng mẫu khác nhau. Đến với dịch vụ kiểm nghiệm chất lượng nước chấm tại congbosanpham.com.vn, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí, hỗ trợ doanh nghiệp từ A đến Z, Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm và hướng dẫn lượng mẫu cần lấy để mang đi kiểm tra và bàn giao kết quả cho doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất tùy.
Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện tự công bố chất lượng Nước mắm
4. Vì sao phải kiểm nghiệm chất lượng nước chấm?
Dưới đây là 03 lí do để doanh nghiệp kiểm nghiệm nước chấm
Thứ nhất: Tuân thủ quy định pháp luật: Theo Quyết Định số 46/2007/QĐ – BYT thì kiểm nghiệm chất lượng nước chấm là việc làm không thể thiếu trong quá trình sản xuất cũng như trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhằm đảm bao chất lượng nước chấm và sức khỏe của người dùng. Hơn nữa trước khi doanh nghiệp thực hiện công bố sản phẩm nước chấm cần phải có kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP , khi đó thì sản phẩm của doanh nghiệp mới được công bố
Thứ hai: Ngoài việc tuân thủ quy định pháp luật, việc kiểm nghiệm chất lượng nước chấm còn là cách giúp doanh nghiệp kịp thời phát hiện những sai sót trong quy trình sản xuất, từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát những rủi ro và đưa ra giải pháp hoàn thiện sản phẩm và mang lại sự hài lòng tốt nhất cho người tiêu dùng.
Thứ ba: Khi đã có kết quả kiểm nghiệm sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn tự tin hơn, cũng như đáp ứng được các yêu cầu của nhà nước và luật an toàn thực phẩm, bên cạnh đó việc kiểm nghiệm chất lượng chấm cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp có ưu thế canh tranh với đố thủ cùng kinh doanh mặt hàng giống doanh nghiệp. Vì thế, công bố chất lượng là công cụ giúp sản phẩm của bạn có nhiều ưu thế hơn trong quá trình tiếp cận người tiêu dùng.
5. Quy trình thực hiện dịch vụ kiểm nghiệm chất lượng nước chấm tại congbosanpham.com.vn
- Tư vấn, lên chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp với nước chấm và đúng theo quy chuẩn.
- Lấy mẫu sản phẩm tận nơi từ khách hàng và tiến hành gửi kiểm nghiệm.
- Theo dõi kết quả tại trung tâm kiểm nghiệm
- Theo dõi kết quả, đối chiếu với các quy chuẩn để kiểm tra kết quả có đạt hay không.
- Nhận kết quả gốc và bàn giao tận nơi cho khách hàng
Trên đây, là những thông tin về kiểm nghiệm chất lượng nước chấm và những quy định cần biết . Hy vọng qua bài viết này có thể hỗ trợ quý doanh nghiệp hiểu thêm về những thông tin cần thiết và tiết kiệm thời gian trong quá trình kiểm nghiệm sản phẩm. Nếu doanh nghiệp vẫn còn thắc mắc, hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm nghiệm chất lượng nước chấm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!
Submit your review | |
Dịch vụ tốt , giá cả hợp lý