Công bố phụ gia thực phẩm có bắt buộc không?

Công bố phụ gia thực phẩm có bắt buộc không? Đây là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến an toàn thực phẩm. Phụ gia thực phẩm, dù giúp cải thiện hương vị, màu sắc hay kéo dài thời gian bảo quản, cũng tiềm ẩn những rủi ro nếu sử dụng không đúng quy định. Vì vậy, việc công bố phụ gia thực phẩm không chỉ là đáp ứng yêu cầu pháp lý mà còn chứng minh với người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. Vậy tóm lại doanh nghiệp có cần phải thực hiện công bố phụ gia thực phẩm hay không? Hãy cùng với congbosanpham.com.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Công bố phụ gia thực phẩm có bắt buộc không?
Công bố phụ gia thực phẩm có bắt buộc không?

1. Phụ gia thực phẩm có cần tự công bố không?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm quy định về tự công bố sản phẩm:

  • Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện tự công bố đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ chứa đựng thực phẩm và vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (gọi chung là sản phẩm), ngoại trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 của Nghị định.
  • Những sản phẩm hoặc nguyên liệu nhập khẩu chỉ phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu hoặc sử dụng nội bộ, không tiêu thụ trên thị trường nội địa, được miễn thủ tục tự công bố.

Do đó, phụ gia thực phẩm thuộc nhóm được tự công bố sản phẩm theo quy định pháp luật. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trước khi lưu hành phụ gia thực phẩm ra thị trường tiêu thụ cần phải thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm

2. Lợi ích nổi bật khi doanh nghiệp công bố phụ gia thực phẩm

Việc thực hiện công bố phụ gia thực phẩm không chỉ đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong kinh doanh, cụ thể:

2.1 Đối với doanh nghiệp:

Việc công bố chất lượng phụ gia thực phẩm giúp khách hàng tin tưởng hơn vào sản phẩm của doanh nghiệp. Chứng minh được sản phẩm an toàn và tuân thủ các quy định giúp xây dựng uy tín thương hiệu và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Quá trình công bố yêu cầu doanh nghiệp phải kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, khi đó sản phẩm được kiểm tra chất lượng, từ đó đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Bản công bố chất lượng sản phẩm là một trong những giấy tờ quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm.

2.2 Đối với người tiêu dùng:

Việc công bố phụ gia thực phẩm giúp người tiêu dùng biết được thành phần, hàm lượng và công dụng của các chất phụ gia trong thực phẩm, từ đó lựa chọn sản phẩm an toàn cho sức khỏe.

Khi có vấn đề về an toàn thực phẩm liên quan đến phụ gia, người tiêu dùng có cơ sở pháp lý để khiếu nại và được bảo vệ quyền lợi

Lợi ích nổi bật khi doanh nghiệp công bố phụ gia thực phẩm3. Các hình thức công bố phụ gia thực phẩm

Theo quy định hiện hành, công bố phụ gia thực phẩm được thực hiện dưới hai hình thức như sau:

  • Đăng ký công bố sản phẩm: Áp dụng với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia không nằm trong danh mục được phép sử dụng hoặc sử dụng không đúng đối tượng theo quy định của Bộ Y tế.
  • Tự công bố sản phẩm: Áp dụng cho các phụ gia thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng và đáp ứng đúng quy định về đối tượng sử dụng

4. Những giấy tờ cần thiết khi thực hiện công bố phụ gia thực phẩm

4.1 Hồ sơ đăng ký công bố phụ gia thực phẩm

  1. Bản đăng ký công bố Phụ gia thực phẩm theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15 năm 2018 NĐ/CP.
  2. Phiếu kết quả kiểm nghiệm Phụ gia thực phẩm (còn hiệu lực trong vòng 12 tháng, do các phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 thực hiện).
  3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Loại hình: Sản xuất phụ gia thực phẩm. (Trường hợp sản xuất phụ gia trong nước).
  4. Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng mới của Phụ gia thực phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng mới đó.
  5. Trong trường hợp nhập khẩu thì thêm một trong các giấy sau: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của nước xuất khẩu (Phải được hợp pháp hóa lãnh sự).

4.2 Hồ sơ tự công bố phụ gia thực phẩm

  1. Bản tự công bố Phụ gia thực phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15 năm 2018 NĐ/CP.
  2. Phiếu kết quả kiểm nghiệm Phụ gia thực phẩm.
  3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Loại hình: Sản xuất phụ gia thực phẩm. (Trường hợp sản xuất phụ gia trong nước).
Bản kiểm nghiệm và công bố sản phẩm tại congbosanpham.com.vn (ảnh mẫu)
Bản kiểm nghiệm và công bố sản phẩm tại congbosanpham.com.vn (ảnh mẫu)

5. Quy trình công bố phụ gia thực phẩm

Thủ tục công bố phụ gia thực phẩm gồm 3 bước như sau: 

Bước 1: Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm

–  Doanh nghiệp chuẩn bị sản phẩm mẫu vừa đủ và tiến hành thử nghiệm -> Lên chỉ tiêu thử nghiệm dựa vào quy chuẩn của sản phẩm theo quy định Việt Nam -> Đem mẫu sản phẩm đến trung tâm được Bộ Y Tế chỉ định để tiến hành thử nghiệm;

– Thời gian kiểm nghiệm trung bình từ 5 đến 7 ngày

=> Nếu doanh nghiệp chưa kiểm nghiệm cho sản phẩm. ==> Có thể gửi mẫu qua congbosanpham.com.vn để kiểm tại các trung tâm kiểm nghiệm được Nhà nước công nhận và bàn giao cho khách hàng một cách nhanh chóng

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ để thực hiện công bố sản phẩm

Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để công bố phụ gia thực phẩm Như mục số 2 ( ở trên).

Bước 3. Trình tự công bố phụ gia thực phẩm

  • Doanh nghiệp công bố phụ gia thực phẩm thông qua các phương tiện truyền thông công cộng hoặc niêm yết tại trụ sở chính hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp. Sau đó, tiến hành nộp một bản tự công bố đến cơ quan quản lý có thẩm quyền được chỉ định bởi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc trực tiếp đến cơ quan đó để thực hiện quá trình tự công bố
  • Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận bản tự công bố của doanh nghiệp và kiểm tra, lưu trữ cũng như đăng tải thông tin sản phẩm tự công bố lên cơ sở dữ liệu của cơ quan tiếp nhận.

** Nơi nộp hồ sơ:

  • Đối với cơ sở kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh, hồ sơ công bố phụ gia thực phẩm cần được nộp tại Sở an toàn thực phẩm.
  • Đối với cơ sở kinh doanh tại các Huyện/Tỉnh thành khác, hồ sơ công bố phụ gia thực phẩm cần được gửi tới Sở Y Tế hoặc Chi cục An toàn thực phẩm tương ứng

6. Dịch vụ công bố phụ gia thực phẩm tại congbosanpham.com.vn

Bạn đang gặp khó khăn trong việc công bố phụ gia thực phẩm? Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng. Dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm trọn gói, từ tư vấn, xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm, hồ sơ công bố đến khi nhận được giấy chứng nhận. Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định, quy trình thực hiện dịch vụ như sau:

  • Tiếp nhận thông tin chi tiết về sản phẩm cần kiểm nghiệm hoặc công bố từ khách hàng
  • Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm và gửi mẫu sản phẩm đến phòng kiểm nghiệm được công nhận
  • Hỗ trợ tận tình từ A đến Z giúp rút ngắn thời gian soạn hồ sơ và nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Theo dõi quá trình công bố cho đến khi hồ sơ được niêm yết tại Website của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (hoặc có biên nhận)
  • Bàn giao hồ sơ cho doanh nghiệp, hướng dẫn cách tra cứu thông tin và lưu trữ hồ sơ đúng quy định
  • Hổ trợ khách hàng trong và sau khi thực hiện công bố phụ gia thực phẩm

Thời gian thực hiện kiểm nghiệm và công bố tại congbosanpham.com.vn

Congbosanpham.com.vn cam kết đảm bảo thời gian hoàn thành nhanh chóng và chính xác

  • Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm: 3 – 5 ngày làm việc.
  • Công bố phụ gia thực phẩm: 1 ngày làm việc

Congbosanpham.com.vn cam kết cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn và hỗ trợ chi tiết!.

Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

Công Bố Sản Phẩm | congbosanpham.com.vn
Average rating:  
 0 reviews