- 28 June, 2024
- Posted by: phúc nguyễn
- Categories: Công bố sản phẩm, Thực phẩm thường
Thủy sản là thuật ngữ chỉ các loại động vật và thực vật sống trong môi trường nước, bao gồm cả nước ngọt và nước mặn. Các sản phẩm thủy sản phổ biến bao gồm cá, tôm, cua, mực, hến, sò và các loại rong biển. Việc công bố sản phẩm thủy sản là một bước quan trọng trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và dễ dàng lưu hành rộng rãi ra thị trường.
Vậy thủ tục công bố sản phẩm thủy sản gồm những gì? Sau đây hãy cùng với congbosanpham.com.vn tìm hiểu 3 bước đơn giản để thực hiện công bố sản phẩm thủy sản.
Mục Lục:
1. Cơ sở pháp lý
+ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
– Và cũng theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp bắt buộc phải tự công bố sản phẩm đối với các nhóm sản phẩm như sau:
+ Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
+ Phụ gia thực phẩm
+ Dụng cụ chứa đựng thực phẩm
+ Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
+ Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
– Các sản phẩm vừa nêu phải thực hiện tự công bố sản phẩm đầy đủ trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ
2. Các bước thực hiện công bố sản phẩm thủy sản
Dưới đây là 3 bước đơn giản để thực hiện công bố sản phẩm thủy sản:
Bước 1: Kiểm nghiệm chất lượng
– Doanh nghiệp chuẩn bị sản phẩm mẫu cần kiểm nghiệm để tiến hành thử nghiệm;
– Lên chỉ tiêu thử nghiệm dựa vào quy chuẩn của sản phẩm theo quy định Việt Nam;
– Đem mẫu sản phẩm đến trung tâm để tiến hành thử nghiệm;
Lưu ý: nếu doanh nghiệp đã thực hiện kiểm nghiệm thủy sản trước đó và đã có phiếu kết quả kiểm nghiệm đạt chuẩn thì có thể bỏ qua bước này.
=> Trường hợp doanh nghiệp chưa kiểm nghiệm cho sản phẩm. ==> Có thể gửi mẫu qua congbosanpham.com.vn chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp đem mẫu sản phẩm kiểm tại các trung tâm kiểm nghiệm được Nhà nước công nhận
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ công bố sản phẩm
Hồ sơ mà doanh nghiệp cần chuẩn bị để công bố sản phẩm thủy sản gồm:
- Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu 1 NQ 15/2018/NĐ-CP.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm (còn thời hạn trong 1 năm)
- Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề thực phẩm
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Nhãn sản phẩm
Bước 3: Nộp hồ sơ công bố sản phẩm
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố sản phẩm thủy sản tại Sở an toàn thực phẩm nếu địa điểm của doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
– Trường hợp doanh nghiệp có địa điểm tại các tỉnh thành khác , doanh nghiệp chỉ cần nộp tại tại Sở Y Tế hoặc Chi cục an toàn thực phẩm tương ứng
3. Đăng tải hồ sơ công bố sản phẩm
– Cơ quan Nhà nước sẽ tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định sẽ được đăng tải lên trang điện tử của cơ quan để mọi người cùng tra cứu.
– Sau khi được đăng tải, doanh nghiệp được phép sản xuất hoặc nhập khẩu thủy sản để kinh doanh. Và chịu trách nhiệm hoàn toàn về thông tin hồ sơ mình đã công bố, cũng như tính an toàn của sản phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
4. Những lưu ý khi thực hiện công bố sản phẩm thủy sản
– Tất cả những tài liệu và hồ sơ liên quan đến thủ tục công bố sản phẩm phải được viết bằng tiếng Việt. Trường hợp nếu có tài liệu bằng ngôn ngữ khác, thì phải được dịch sang tiếng Việt và còn hiệu lực vào thời điểm tự công bố.
Submit your review | |