- 8 July, 2024
- Posted by: phúc nguyễn
- Category: Tin tức
Thực phẩm bẩn là gì mà lại được đề cập nhiều như vậy trong thời gian gần đây? Các trang tin tức và báo đài liên tục đưa tin về việc phát hiện nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, bày bán tràn lan trên mạng xã hội và gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Đây là mối quan tâm lớn của nhiều gia đình.
Tỷ lệ người Việt Nam mắc bệnh ung thư trong những năm gần đây tăng cao đáng báo động, và nguyên nhân chính phần lớn đến từ các chất độc tiềm ẩn có trong thực phẩm bẩn. Chúng đang được bán tràn lan trong xã hội, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Vì vậy, mỗi chúng ta cần tự tìm hiểu và chủ động phòng tránh, hướng tới chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của gia đình và chính mình. Hãy cùng với congbosanpham.com.vn tìm chi tiết về thực phẩm bẩn là gì và các tác hại đối với sức khỏe con người.
Mục Lục:
Thực phẩm bẩn là gì?
Thực phẩm bẩn là khái niệm được đề cập nhiều trên các kênh tin tức và báo đài hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về vấn nạn này. Vậy, thực phẩm bẩn là gì?
Thực phẩm bẩn là cách gọi chung cho những nhóm thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các khâu nuôi trồng, sản xuất, bảo quản và chế biến. Những thực phẩm này thường chứa nhiều chất gây nguy hại đến sức khỏe con người, bao gồm các chất hóa học vượt quá mức an toàn mà Bộ Y tế cấp phép.
Nguyên nhân dẫn đến thực phẩm bẩn có thể xuất phát từ nhiều nguồn. Đa phần đến từ khâu chăn nuôi và sản xuất, khi lạm dụng quá nhiều hóa chất, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hoặc các chất tạo mỡ, nạc trong thịt và chất kích thích tăng trưởng. Mục đích chính là để có thực phẩm tươi ngon, đẹp mắt vì lợi nhuận, mà không quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng. Thực phẩm bẩn còn có thể chứa nhiều vi khuẩn, nấm mốc và virus gây bệnh khi chế biến và bảo quản không đúng cách
Mối nguy hiểm tiềm ẩn của thực phẩm bẩn đối với con người
Vì thực phẩm bẩn đang tràn lan quá nhiều, thậm chí khó có dấu hiệu nhận biết nên vẫn đang là vấn đề “nhức nhối” của xã hội vì mức độ ảnh hưởng của nó đến tính mạng con người là cực kỳ nguy hiểm.
Ngộ độc thức ăn (cấp tính)
Sử dụng thực phẩm có chứa quá nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chất hóa học, thuốc tăng trưởng, chất bảo quản,… Có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng và hậu quả trước mắt đó là ngộ độc thức ăn qua các biểu hiện tiêu chảy, ói mửa, rối loạn tiêu hóa, tiêu ra máu, mệt mỏi, hôn mê, đau nhức, đau bụng,… Và cần thời gian hồi phục đến 1 tháng tùy thuộc vào mức độ ngộ độc
Ngộ độc mãn tính
Giai đoạn ngộ độc mãn tính đồng nghĩa sẽ mang nhiều hệ lụy về sau cho sức khỏe khi các chất này dần ngấm vào tế bào cơ thể, lâu ngày sẽ tích tụ thành độc tố tác nhân gây các bệnh đường ruột, tiêu hóa, thậm chí gây vô sinh, ung thư, dị tật thai nhi nếu mẹ bầu ăn trúng thực phẩm bẩn trong giai đoạn mang thai.
Nguy cơ tử vong
Đây chính là hậu quả xấu nhất khi sử dụng thực phẩm bẩn gây ngộ độc nặng, không cấp cứu kịp thời hoặc do quá trình ngấm độc kéo dài gây nên các bệnh hiểm nghèo như ung thư dạ dày, ung thư đại tràng,…
Nguy cơ mắc bệnh viêm gan A
Khi thực phẩm bẩn, chứa virus HAV được tiêu thụ, virus sẽ di chuyển qua đường tiêu hóa và đến gan, nơi chúng bắt đầu phát triển và gây viêm nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm gan A. Việc ăn phải thực phẩm bẩn không chỉ gây ra viêm gan A mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng.
Cách để nhận biết thực phẩm bẩn trong xã hội hiện nay
Trước những tác hại của thực phẩm bẩn gây ra, việc nhận biết được ngày càng khó khăn hơn bởi các chất hóa học được sử dụng hiện nay ngày càng được sản xuất tinh vi hơn trong quá trình nuôi trồng, chế biến và bảo quản.
Thực phẩm bẩn có thể chứa nhiều nguyên liệu hóa chất được tẩm ướp quá mức cho phép của Bộ Y Tế trong ngưỡng an toàn của chế biến thực phẩm. Vì thế để tránh mua phải thực phẩm bẩn, bạn cần lựa chọn nơi cung cấp uy tín, có nguồn gốc sản phẩm rõ ràng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của các cơ quan chức năng cùng một số đặc điểm nhận dạng phổ biến như:
- Kích thước trái cây, rau củ to bất thường, màu sắc sặc sỡ, bề ngoài lán mịn, bắt mắt người mua.
- Thịt có màu đỏ tươi, không có mùi đặc trưng thường thấy.
- Các thực phẩm khô không có côn trùng bu đậu (thông thường nếu hóa chất quá nhiều, sản phẩm trông bắt mắt hơn sẽ tránh được côn trùng).
- Thói quen theo dõi tin tức nhiều về thực phẩm để tích lũy kinh nghiệm, tránh mua phải thực phẩm bẩn.
- Ưu tiên chọn dùng các thực phẩm hữu cơ được chứng nhận sạch. Hạn chế lựa chọn các mặt hàng giá rẻ (thường không rõ nguồn gốc).
- Biết được giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc sử dụng mã QR để kiểm tra nguồn gốc thực phẩm đính kèm trên bao bì (nếu có), nếu không có thì bạn cần xem lại nơi cung cấp có đáng tin cậy hay không.
- Thường xuyên chia sẻ, thảo luận cùng người quen về chế độ dinh dưỡng của thực phẩm để có nhiều góc nhìn khi quyết định lựa chọn thực phẩm cho gia đình.
Qua bài viết trên về các thông tin xoay quanh khái niệm thực phẩm bẩn là gì kèm những mối nguy hiểm cho sức khỏe con người thì bản thân chúng ta cần phải nâng cao cảnh giác trong việc lựa chọn nguồn cung cấp thực phẩm mỗi ngày, nên ưu tiên những sản phẩm được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm từ cơ quan nhà nước để bảo vệ sức khỏe cho gia đình, bản thân. Ngoài ra thì cũng cần kết hợp nhiều giải pháp loại bỏ chất thải cho gan mỗi ngày, để tăng sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh.
Submit your review | |