Sở hữu trí tuệ là gì? Tại sao cần phải đăng ký sở hữu trí tuệ?

Ngày nay sở hữu trí tuệ là lĩnh vực được nhiều cá nhân, tổ chức cũng như doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên vẩn còn nhiều người chưa rõ về sở hữu trí tuệ là gì? cũng như là tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ? Vì vậy ở bài viết này, hãy cùng với congbosanpham.com.vn khám phá chi tiết về khái niệm sở hữu trí tuệ và những lợi ích quan trọng của việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhé.

Sở hữu trí tuệ là gì? Tại sao cần phải đăng ký sở hữu trí tuệ?
Sở hữu trí tuệ là gì? Tại sao cần phải đăng ký sở hữu trí tuệ?

1. Sở hữu trí tuệ là gì?

Sở hữu trí tuệ là việc sở hữu các tài sản trí tuệ, những kết quả từ hoạt động tư duy và sáng tạo của con người. Cụ thể hơn, đó là các quyền hợp pháp phát sinh từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm:

  • Quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả;
  • Quyền sở hữu công nghiệp;
  • Quyền đối với giống cây trồng.

– Đối với quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả:  bao gồm các tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học; còn quyền liên quan đến quyền tác giả áp dụng cho các hoạt động biểu diễn, ghi âm, ghi hình, phát sóng và các tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

– Quyền sở hữu công nghiệp: Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh và tên thương mại.

– Quyền đối với giống cây trồng: Đối tượng của quyền này là các vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch từ cây trồng.

2. Tại sao cần phải đăng ký sở hữu trí tuệ?

Đăng ký sở hữu trí tuệ là một bước quan trọng để bảo vệ các sản phẩm sáng tạo và quyền lợi của cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp. Dưới đây là 5 lý do để đăng ký sở hữu trí tuệ:

– Đầu tiên: Đăng ký sở hữu trí tuệ giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sáng tạo. Khi đăng ký, quyền sở hữu đối với sáng chế, tác phẩm hay nhãn hiệu sẽ được pháp luật công nhận và bảo vệ, giúp ngăn chặn các hành vi xâm phạm, sao chép hay sử dụng trái phép các sản phẩm trí tuệ mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu.

– Thứ hai: Khi doanh nghiệp đã ký sở hữu trí tuệ sẽ có lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. Ngày nay, sự khác biệt và đổi mới là yếu tố quyết định thành công. Bằng cách bảo vệ tài sản trí tuệ, doanh nghiệp có thể duy trì lợi thế cạnh tranh, ngăn chặn các đối thủ sao chép hoặc làm nhái sản phẩm, từ đó tạo ra sự khác biệt và nâng cao giá trị thương hiệu.

– Thứ ba: Quyền sở hữu trí tuệ có thể được chuyển nhượng, cấp phép hoặc bán, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho chủ sở hữu. Ví dụ, một sáng chế có thể được cấp phép sử dụng cho các công ty khác, mang lại lợi nhuận từ tiền bản quyền. Tương tự, một thương hiệu mạnh có thể tăng giá trị công ty và thu hút đầu tư.

– Thứ tư: Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ giúp giảm thiểu tổn thất và thúc đẩy sự phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Với quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp không phải lo lắng về các thiệt hại kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” từ các đối thủ cạnh tranh

– Cuối cùng: Một cá nhân hoặc tổ chức phải trải qua thời gian dài để xây dụng nên một sản phẩm mang thương hiệu riêng. Họ phải đầu tư nhiều năm và chi phí đáng kể cho hoạt động nghiên cứu và phát triển để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nhờ vào việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, công ty có thể xây dựng được “uy tín thương hiệu”, thu hút sự quan tâm và tin tưởng từ nhiều khách hàng.

=> Tóm lại, khi doanh nghiệp đăng ký sở hữu trí tuệ không chỉ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sáng tạo mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế và chiến lược cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp

 

Tại sao cần phải đăng ký sở hữu trí tuệ?

Có thể bạn quan tâm: Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử lý như thế nào?

3. Thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ mới nhất 2024

Khi có một sản phẩm sáng tạo, chủ sở hữu cần xác định sản phẩm đó thuộc đối tượng nào của quyền sở hữu trí tuệ: quyền tác giả, quyền liên quan; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng. Thủ tục cụ thể như sau:

3.1. Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ cho quyền tác giả và các quyền liên quan tác giả

Bước thứ nhất: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký: 

  • 01 Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/QĐ-BVHTT: tờ khai này phải được ghi bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin.
  • 02 Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả
  • 01 Bản chính giấy ủy quyền nếu người nộp đơn là người được ủy quyền
  • 01 Bản chính tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do thừa kế, chuyển giao, kế thừa
  • 01 Bản chính văn bản đồng ý của đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả
  • 01 Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung

Bước thứ hai: Nộp hồ sơ đăng ký

Quý khách sau khi hoàn tất hồ sơ sẽ tiến hành nộp trực tếp 01 bộ hồ sơ đã chuẩn bị hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp thay mình:

+ Nộp hồ sơ tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả nếu địa chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh

+ Nộp hồ sơ  tại văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả nếu địa chỉ tại Thành phố Đà Nẵng.

Có thể nộp theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua bưu điện đến một trong ba địa chỉ trên

Bước thứ ba: Theo dõi và nhận kết quả:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đến người nộp đơn. Nếu trường hợp đơn không hợp lệ hoặc bị từ chối cấp Giấy chứng nhận thì cơ quan sẽ có văn bản thông báo nêu rõ lý do cho người nộp đơn.

Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ cho quyền tác giả và các quyền liên quan tác giả

3.2. Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp

1. Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

Bước thứ nhất : Chuẩn bị hồ sơ đăng ký:

Khách hàng chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký hợp lệ để nộp lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó đối với hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho kiểu dáng công nghiệp sẽ bao gồm các thành phần như sao:

  • 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp dưới hình thức đánh máy (theo Mẫu số 03-KDCN tại Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN)
  • 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (gồm các nội dung cơ bản sau: tên kiểu dáng công nghiệp; lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp; kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất; liệt kê ảnh chụp hoặc bản vec; phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp; yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp)
  • 04 Bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí
  • Các tài liệu khác nếu có như giấy ủy quyền, giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn, tài liệu xác nhận quyền đăng ký (trong trường hợp thụ hưởng từ người khác), tài liệu chứng minh quyền ưu tiên

Bước thứ hai: Nộp hồ sơ:

Sau khi đã hoàn tất các thành phần cần có trong hồ sơ vừa nêu trên thì quý khách sẽ tiến hành nộp đơn theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của cục sở hữu trí tuệ.

Trong trường hợp nộp qua đường bưu điện đến trụ sở chính của cục sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện. Sau đó photo Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đến cục sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp

Bước thứ ba: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả: 

Kể từ ngày Cục sở hữu trí tuệ tiếp nhận hồ sơ, quá trình phê duyệt hồ sơ sẽ diễn ra như sau:

– Thẩm định hình thức đơn trong vòng 01 tháng

– Công bố đơn trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung sẽ không quá 07 tháng kể từ ngày công bố đơn

Sau khi hoàn tất các quy trình trên thì quý khách sẽ nhận được văn bằng bảo hộ chính từ Cục sở hữu trí tuệ.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu: 

Bước thứ nhất: Chuẩn bị hồ sơ:

  • 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu đánh máy theo mẫu số 04-NH tại Thông tư 01 nêu trên
  • 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo
  • Chứng từ nộp phí và lệ phí

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì ngoài các tài liệu trên, đơn đăng ký cần có tài liệu bắt buộc như quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, bản thuyết minh về sản phẩm mang nhãn hiệu,…

Một số giấy tờ khác trong trường hợp đặc biệt như giấy ủy quyền, tài liệu chứng minh quyền ưu tiên…

Bước thứ hai: Nộp hồ sơ: 

Quý khách cũng cần nộp 01 bộ hồ sơ đến Cục sở hữu trí tuệ theo các hình thức giống như việc nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp nêu trên.

Bươc thứ ba: Theo dõi tiến trình giải quyết và nhận kết quả:

Đơn đăng ký nhãn hiệu cũng sẽ được trải qua hai giai đoạn thẩm định là thẩm định hình thức và thẩm định nội dung

– Thẩm định hình thức: kéo dài trong 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

– Thẩm định nội dung : hoàn tất trong vòng không quá 09 tháng kể từ ngày đơn và được đăng trên Công báo sở hữu công nghiệp

Sau đó khách hàng sẽ nhận được kết quả nếu hồ sơ hợp lệ là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bẳng bảo hộ).

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

3. Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý 

Bước thứ nhất: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký:

  • 02 Tờ khai đăng ký Chỉ dẫn địa lý, đánh máy theo mẫu số 05 – CDĐL tại Phụ lục A của Thông tư 01 nêu trên
  • Bản mô tả tính chất hoặc chất lượng đặc thù và/ hoặc danh tiếng của sản phẩm
  • Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí
  • Các tài liệu khác như giấy ủy quyền, tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt, tài liệu xác nhận quyền đăng ký, tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác, tài liệu chứng minh quyền ưu tiên

Bước thứ hai: Nộp hồ sơ:

Hình thức nộp hồ sơ và cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cũng tương tự như việc nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp nêu trên

Bước thứ ba: Theo dõi tiến trình giải quyết và nhận kết quả: 

Kể từ ngày Cục sở hữu trí tuệ nhận được đơn đăng ký, đơn sẽ được thẩm định xem xét dưới các trình tự sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung không quá 06 tháng kể từ ngày công bố đơn

Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí

4. Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí

Bước thứ nhất: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký:

  • 02 Tờ khai đăng ký thiết kế bố trí đánh máy theo Mẫu số 02 – TKBT tại Phụ lục A Thông tư số 01 nêu trên
  • 04 bộ bản vẽ, ảnh chụp thiết kế bố trí
  • Thông tin về chức năng, cấu tạo của mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí
  • Mẫu mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí

Bước thứ hai: Nộp hồ sơ đăng ký:

Sau khi hoàn tất bộ hồ sơ nêu trên, quý khách nộp 01 bộ hồ sơ về Cục sở hữu trí tuệ theo các hình thức tương tự như đối với nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp nêu trên

Bước thứ ba: Theo dõi tiến trình và nhận kết quả:

Kể từ ngày nhận được đơn đăng ký, Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức trong vòng 01 tháng

– Công bố đơn trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký thiết kế bố trí có quyết định chấp nhận hợp lệ.

Như vậy, có thể tổng kết rằng mỗi đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp sẽ yêu cầu các thành phần tài liệu khác nhau trong bộ hồ sơ đăng ký. Tuy nhiên, cơ quan thẩm định và giải quyết hồ sơ đều là Cục Sở hữu trí tuệ. Quý khách có thể nộp hồ sơ theo 3 hình thức khác nhau tùy theo điều kiện của mình là:

+ Văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh

+ Trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội

+ Văn phòng đại diện của Cục tại thành phố Đà Nẵng.

Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ với giống cây trồng

3.3. Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ với giống cây trồng

Bước thứ nhất: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký:

  • 01 Tờ khai đăng ký giống cây trồng theo mẫu quy định
  • Ảnh chụp và tờ khai kỹ thuật theo mẫu
  • Các giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên ( nếu có ) và quyền đăng lý
  • Giấy ủy quyền (nếu có)
  • Chứng từ nộp phí và lệ phí

Bước thứ hai: Nộp hồ sơ đăng ký:

Sau khi đã chuẩn bị xong các tài liệu cần thiết trong bộ hồ sơ thì quý khách sẽ tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đến Cục Trồng trọt thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và PTNT) theo hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của quý khách.

Bước thứ ba: Theo dõi kết quả và nhận kết quả

Ngay sau khi nhận được đơn đăng ký, Cục Trông trọt sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ dưới hai tiến trình như sau:

– Thẩm định hình thức đơn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đơn

– Thời hạn công bố đơn hợp lệ trên tạp chí là 90 ngày kể từ ngày đơn có quyết định được chấp nhận

– Thời hạn thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật là 90 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm.

Nếu giống cây trồng đáp ứng các điều kiện bảo hộ thì cơ quan bảo hộ giống câu trồng sẽ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ký quyết định cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng và công bố tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng.

giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà congbosanpham.com.vn đã thực hiện cho khách hàng
giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà congbosanpham.com.vn đã thực hiện cho khách hàng

Xem ngay: 7 câu hỏi thường gặp về sở hữu trí tuệ

4. Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ nhanh chóng uy tín tại congbosanpham.com.vn

Để việc thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, hãy đến ngay với dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ nhanh chóng và uy tín tại congbosanpham.com.vn, với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi tự tin rằng sẽ giúp quý khách hàng có một trải nghiệm tốt về dịch vụ. Quy trình thực hiện dịch vụ như sau:

  • Tư vấn về dịch vụ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và các vấn đề pháp lý.
  • Soạn thảo hợp đồng dịch vụ và ký kết cùng khách hàng.
  • Xác định nhóm đối tượng đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và sau đó chuẩn bị tài liệu , hồ sơ đăng ký
  • Sau khi hoàn thiện hồ sơ chúng tôi sẽ đại diện khách hàng thực hiện nộp tai các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Tùy vào từng loại đối tượng mà thời gian thẩm tra hồ sơ cũng sẽ khác nhau như : nhãn hiệu ( 20 – 28 tháng ) , kiểu dáng công nghiệp ( 14 -17  tháng ).
  • Sau đó nhận kết quả và bàn giao tận nơi giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho khách hàng.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý và đưa ra hướng giải quyết các vấn đề phát sinh ( nếu có ).

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ liên quan đến thực phẩm như: công bố sản phẩm, công bố mỹ phẩm, kiểm nghiệm sản phẩm, đăng ký mã số mã vạch, thành lập công ty, HACCP , ISO,….

Trên đây là những thông tin về Sở hữu trí tuệ là gì? và tại sao cần phải đăng ký sở hữu trí tuệ?, nếu doanh nghiệp vẩn còn thắc mắc và hoặc sử dụng dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất nhé.

Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

Công Bố Sản Phẩm | congbosanpham.com.vn
Average rating:  
 0 reviews