- 14 October, 2024
- Posted by: phúc nguyễn
- Category: Sở hữu trí tuệ
Trong kinh doanh và marketing, thương hiệu và nhãn hiệu là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn, nhưng 2 khái niệm này mang ý nghĩa khác nhau và đóng vai trò quan trọng riêng biệt. Vậy sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu là gì ? Ở bài viết này, congbosanpham.com.vn sẽ làm rõ hơn về câu hỏi này cho bạn đọc nhé!.
Mục Lục:
1. Khái niệm về thương hiệu và nhãn hiệu
1.1 Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là một thuật ngữ phổ biến trong nền kinh tế thị trường, dùng để chỉ những dấu hiệu giúp phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của các tổ chức và cá nhân khác nhau. Những dấu hiệu này có thể là chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, logo, hoặc slogan, và thường là sự kết hợp của các yếu tố trên với một hoặc nhiều màu sắc.
Nhãn hiệu không chỉ là cách nhận diện sản phẩm mà còn là phương tiện giúp người tiêu dùng phân biệt giữa các sản phẩm của các công ty khác nhau. Mỗi doanh nghiệp sẽ có thiết kế độc đáo về hình ảnh, màu sắc và tên riêng cho nhãn hiệu, giúp sản phẩm của họ nổi bật và dễ nhận biết.
Để được đăng ký bảo hộ, nhãn hiệu phải đáp ứng 2 tiêu chí sau đây:
- Phải có tính độc đáo và phân biệt được với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp khác.
- Không mô tả các sản phẩm/ dịch vụ dễ gây nhầm lẫn hoặc vi phạm trật tự và đạo đức xã hội
1.2 Thương hiệu là gì?
Tiêu chí đánh giá | Nhãn hiệu | Thương hiệu |
Về mặt pháp lý | Theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu là đối tượng được ghi nhận và bảo hộ | Trong khi thương hiệu chỉ là khái niệm phổ biến trong đời sống, chưa được luật pháp chính thức công nhận. Điều này có nghĩa rằng nhãn hiệu đã được luật hóa, còn thương hiệu vẫn chỉ là khái niệm chung chung trong hoạt động kinh doanh và tiếp thị. |
Thời gian áp dụng | Nhãn hiệu là khái niệm pháp lý được bảo vệ bởi luật pháp thông qua quá trình đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận, sẽ có hiệu lực pháp lý từ thời điểm nhận văn bằng bảo hộ | Ngược lại thương hiệu được xây dựng từ quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, dựa trên sự đánh giá của người tiêu dùng. Thương hiệu sẽ có giá trị khi sản phẩm hoặc dịch vụ được sử dụng rộng rãi và được công nhận |
Hình thức | Về cách nhận diện, nhãn hiệu thường là những dấu hiệu cụ thể như chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hoặc biểu tượng được in trực tiếp trên sản phẩm, dịch vụ | Trong khi đó, thương hiệu thường không có dấu hiệu cụ thể mà được người tiêu dùng ghi nhớ qua nhận thức và trải nghiệm với sản phẩm hoặc dịch vụ. |
Thời hạn | Thời gian tồn tại của nhãn hiệu là 10 năm kể từ khi đăng ký, và có thể được gia hạn không giới hạn số lần | Còn thương hiệu không có thời gian tồn tại cụ thể; nó có thể tồn tại lâu dài hoặc ngắn hạn, phụ thuộc vào giá trị của sản phẩm và sự đón nhận của thị trường |
Nguy cơ xâm phạm | Nhãn hiệu có nguy cơ bị xâm phạm cao hơn, vì có các dấu hiệu nhận diện như: logo hoặc tên, có thể dễ dàng bị sao chép nhằm mục đích trục lợi | Thương hiệu không thể bị sao chép hay làm giả, vì nó không chỉ là biểu tượng mà còn bao gồm sự tin tưởng và lựa chọn của người tiêu dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp |
Giá trị | Nhãn hiệu sau khi hoàn tất đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ trở thành một tài sản hợp pháp và có thể được định giá một cách rõ ràng | Thương hiệu không thể định giá dễ dàng, vì nó gắn liền với nhiều yếu tố không đo lường được như sự uy tín của thương hiệu, khả năng cung cấp sản phẩm/dịch vụ, |
Submit your review | |