Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm và các chỉ tiêu cần lưu ý

Phụ gia thực phẩm là các chất được bổ sung thêm vào thực phẩm để bảo quản hoặc cải thiện hương vị và bề ngoài của chúng. Việc kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm là bước rất quan trọng để đánh giá sản phẩm của bạn có chất lượng, tuân thủ hàm lượng cho phép của Bộ Y Tế hay không? Đây là quy định của pháp luật về Luật an toàn thực phẩm mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm cần chấp hành và thực hiện trước khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường nhằm kiểm soát các vấn đề an toàn thực phẩm trên.

Để biết thêm thông tin chi tiết về kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm và những quy định khi thực hiện thân mời bạn đọc cùng xem tiếp những nội dung dưới đây nhé

Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm và các chỉ tiêu cần lưu ý
Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm và các chỉ tiêu cần lưu ý

1. Căn cứ pháp lý để kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm

Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm căn cứ vào:

+ Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010.

+ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP được ban hành ngày 02/02/2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

+ Thông tư số 24/2019/TT-BYT được ban hành ngày 30/8/2019 của Bộ Y tế quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm.

2. Các trường hợp phải tiến hành kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm

Chất phụ gia là một trong những nội dung tiến hành của hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm, vì vậy các trường hợp kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm là các trường hợp kiểm nghiệm thực phẩm. Có 02 trường hợp kiểm nghiệm đó là:

– Kiểm nghiệm theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan; việc kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm của tổ chức, cá nhân có thể để phục vụ việc tự công bố sản phẩm hoặc phục vụ cho việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến chất phụ gia.

Kiểm nghiệm sản phẩm phục vụ hoạt động cho việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Việc kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm phải đảm bảo tính khách quan, chính xác và tuân thủ các quy định về chuyên môn, kỹ thuật.

 

kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm3. Phân loại các nhóm phụ gia và nguyên tắc khi xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm 

Để xây dựng thành công chỉ tiêu kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm, doanh nghiệp cần phải nắm được các quy chuẩn quốc gia( QCVN) tương ứng với sản phẩm của mình để xây dựng chỉ tiêu cho phù hợp.

Dưới đây là 23 nhóm chất để tiến hành kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm và các quy chuẩn Việt Nam quy định về các yêu cầu kỹ thuật do Bộ Y Tế ban hành áp dụng cho việc kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm.

Chất điều vị QCVN 4-1:2010/BYT: QCVN Chất làm ẩm QCVN 4-2:2010/BYT: QCVN
Chất tạo bọt QCVN 4-23:2011/BYT: QCVN Chất tạo xốp QCVN 4-3:2010/BYT: QCVN
Chất tạo phức kim loại QCVN 4-14:2010/BYT: QCVN Chất độn QCVN 4-16:2010/BYT
Phẩm màu QCVN 4-10:2010/BYT: QCVN Chất làm rắn chắc QCVN 4-9:2010/BYT: QCVN
Chất ngọt tổng hợp QCVN 4-8:2010/BYT: QCVN Chất nhũ hóa QCVN 4-22:2011/BYT: QCVN
Chất làm dày QCVN 4-21:2011/BYT: QCVN Chất làm bóng QCVN 4-20:2011/BYT: QCVN
Enzyme QCVN 4-19:2011/BYT: QCVN Chất chống oxy hóa QCVN 4-6:2010/BYT: QCVN
Chất chống đông vón QCVN 4-4:2010/BYT: QCVN Chất giữ màu QCVN 4-5:2010/BYT: QCVN
Chất điều chỉnh độ acid QCVN 4-11:2010/BYT: QCVN Chất xử lý bột QCVN 4-15:2010/BYT: QCVN
Chất khí đẩy QCVN 4-17:2010/BYT: QCVN Chất bảo quản QCVN 4-12:2010/BYT: QCVN
Chất chống tạo bọt QCVN 4-7:2010/BYT: QCVN Nhóm chế phẩm tinh bột QCVN 4-18:2011/BYT: QCVN
Chất ổn định QCVN 4-13:2010/BYT: QCVN

 

Những chỉ tiêu kiểm nghiệm và giới hạn cho phép đã được thể hiện rất chi tiết trong các quy chuẩn tương ứng. Vì thế, khi kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm doanh nghiệp chỉ cần dựa vào quy chuẩn kỹ thuật để xây dựng chỉ tiêu sao cho phù hợp.

Đối với phụ gia thực phẩm có nhiều chức năng doanh nghiệp có thể kết hợp các quy chuẩn tương ứng lại với nhau để xây dựng chỉ tiêu sao cho đầy đủ và chính xác nhất.

4. Những lưu ý khi thực hiện kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm

Khi tiến hành thực hiện kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm, doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:

  • Các chỉ tiêu kiểm nghiệm cần phải có trong phiếu kiểm nghiệm là: Chỉ tiêu cảm quan (gồm trạng thái, màu sắc, mùi, vị…), chỉ tiêu hóa lý, chất lượng, chỉ tiêu kim loại nặng, chỉ tiêu vi sinh vật, chỉ tiêu độc tố vi nấm hoặc các hóa chất gây ảnh hưởng.
  • Theo Thông tư số 24/2019/TT-BYT Quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm các phụ gia công bố phải nằm trong danh mục được phép sử dụng. Ngoài ra, phải đảm bảo không biến đổi bản chất của thực phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Doanh nghiệp phải thực hiện tại những trung tâm kiểm nghiệm được nhà nước công nhận hoặc chỉ định phục vụ quản lý nhà nước về ATTP thì khi đó kết quả mới được công nhận >> Danh sách các cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
  • Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm phụ gia phải dựa vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng
  • Khi thực hiện kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm doanh nghiệp lưu ý cần phải xây dựng đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định của nhà nước. Nếu kiểm  nghiệm không đầy đủ chỉ tiêu so với quy chuẩn thì doanh nghiệp sẽ không thể hoàn thành hồ sơ tự công bố sản phẩm khi đó sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp không thể lưu hành ra thị trường. Đơn vị tiếp nhận kiểm nghiệm sản phẩm sẽ phải mất thời gian ra công văn yêu cầu bổ sung. Quá trình này sẽ mất nhiều chi phí và thời gian của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp nên cẩn trọng để làm chính xác và đầy đủ ngày từ đầu.

Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện công bố phụ gia thực phẩm

Những lưu ý khi thực hiện kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm

5. Mức xử phạt khi sử dụng phụ gia thực phẩm vượt ngưỡng cho phép

– Dưới đây là nhứng mức phạt hành chính khi doanh nghiệp vi phạm:

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu sử dụng phụ gia thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng hoặc vượt mức giới hạn cho phép của quy định.

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.

+ Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép;

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể bị buộc tiêu hủy sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm quy định này và thu hồi bản tự công bố sản phẩm

Dịch vụ tư vấn congbosanpham

Quy trình thực hiện dịch vụ kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm tại congbosanpham.com.vn

  • Tư vấn, lên chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp và đúng theo quy chuẩn.
  • Lấy mẫu sản phẩm tận nơi từ khách hàng và tiến hành gửi kiểm nghiệm.
  • Theo dõi kết quả tại trung tâm kiểm nghiệm
  • Theo dõi kết quả, đối chiếu với các quy chuẩn để kiểm tra kết quả có đạt hay không.
  • Nhận kết quả gốc và bàn giao tận nơi cho khách hàng

Trên đây, là những thông tin về kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm và các chỉ tiêu cần lưu ý . Hy vọng qua bài viết này có thể hỗ trợ quý doanh nghiệp hiểu thêm về những thông tin cần thiết và tiết kiệm thời gian trong quá trình kiểm nghiệm sản phẩm. Nếu doanh nghiệp vẫn còn thắc mắc, hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!

Liên hệ
icon_tel@2x.png
Tư vấn miễn phí
Hotline: 093.111.9336
Thời gian làm việc
Thứ 2 - 7: 8:00 - 18:00
Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

Công Bố Sản Phẩm | congbosanpham.com.vn
Average rating:  
 0 reviews