- 9 January, 2024
- Posted by: phúc nguyễn
- Category: Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là một loại giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Giấy phép an toàn thực phẩm là một trong những điều kiện bắt buộc để tổ chức, cá nhân được phép sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Vậy đối tượng nào cần xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và cần điều kiện gì để có được giấy phép này? Ở bài viết này, congbosanpham.com.vn sẽ giải đáp những thắc mắc trên, cùng theo dõi tiếp nhé.
Mục Lục:
- 1. Căn cứ pháp lý
- 2. Đối tượng nào cần xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?
- 3. Điều kiện để có được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm như thế nào?
- 4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm gồm những gì?
- 5. Không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có bị phạt không?
- 6. Thời hạn của Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là bao lâu?
- 7. Dịch vụ làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm
1. Căn cứ pháp lý
– Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
– Nghị định 115/2018/NĐ – CP;
– Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi nghị định 115/2018/NĐ-CP.
2. Đối tượng nào cần xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì khi đó mới khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị Định này”. Trừ các trường hợp sau đây ” Không” thuộc diện cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; Sơ chế nhỏ lẻ
- Nhà hàng trong khách sạn
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
=> Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý ATTP ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về ATTP (BRC), Chứng nhận hệ thống ATTP (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
3. Điều kiện để có được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm như thế nào?
– Khu vực có diện tích phù hợp, được đặt ở vị trí an toàn với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm, và các yếu tố gây hại khác
– Có nguồn nước đầy đủ và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật để phục vụ quá trình sản xuất và kinh doanh thực phẩm;
– Có đầy đủ trang thiết bị cần thiết phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau;
– Có hệ thống xử lý chất thải và đang được vận hành đúng theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Tuân thủ các quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Có đầy đủ hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
Có thể bạn quan tâm: Cơ sở sản xuất gạo cần những giấy phép nào?
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm gồm những gì?
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Bản sao giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành
5. Không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có bị phạt không?
Theo Khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây gọi tắt là GMP) hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
+ Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2019 mà không thực hiện bổ sung Giấy chứng nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.”.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều nàyBuộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này
6. Thời hạn của Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là bao lâu?
Thời hạn của Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là 03 năm kể từ ngày cấp.
Lưu ý: Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh
7. Dịch vụ làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm
Congbosanpham.com.vn là đơn vị dịch vụ chuyên thực hiện đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm nói riêng; và các loại giấy phép khác nói chung tại TP.HCM và các tỉnh lân cận, với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm đã thực hiện thành công việc cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm trên toàn quốc, với mức chi phí thấp nhất thị trường hiện nay, đảm bảo mang đến dịch vụ tốt nhất làm hài lòng tất cả quý khách hàng.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỊCH VỤ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CONGBOSANPHAM.COM.VN NHƯ SAU:
- Tư vấn, cung cấp thông tin và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
- Tư vấn và giải thích về các tài liệu cần cung cấp từ phía khách hàng.
- Chuẩn bị hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho khách hàng
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, theo dõi quá trình thẩm định và xử lý các vấn đề phát sinh nếu có.
- Đại diện khách hàng nhận kết quả là giấy phép ATTP từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bàn giao cho khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Trên đây là những thông tin cần thiết mà chúng tôi vừa mới chia sẻ đến quý doanh nghiệp về vấn đề là đối tượng nào cần xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm , nếu quý khách hàng vẩn còn thắc mắc hoặc sử dụng dịch vụ tại congbosanpham.com.vn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.
Submit your review | |