Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm và lưu ý khi thực hiện

Việc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm là việc làm không thể thiếu trong quá trình kiểm nghiệm để đạt được phiếu kết quả kiểm nghiệm và bổ sung vào hồ sơ tự công bố sản phẩm. Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết giúp bạn xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm phù hợp và cần lưu ý những gì khi thực hiện.

Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm và lưu ý khi thực hiện
Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm và lưu ý khi thực hiện

1. Căn cứ pháp lý

Căn cứ theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP được ban hành ngày 02/02/2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.  thì cá nhân, cơ sở sản xuất , doanh nghiệp đang kinh doanh bất kỳ sản phẩm nào trên thị trường Việt Nam đều phải thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm để các cơ quan ban ngành dễ quản lý thực phẩm và chứng minh chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, còn để đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng Việt khi sử dụng sản phẩm.

2. Cơ sở xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm theo nghị định 15

Phiếu kết quả kiểm nghiệm thực phẩm là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ công bố sản phẩm. Giấy kiểm nghiệm được công nhận là hợp lệ khi các chỉ tiêu kiểm nghiệm được xem là phù hợp với quy định và nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép. Như vậy, cơ sở xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm phụ thuôc vào việc sản phẩm đó đã có quy chuẩn kỹ thuật hay chưa ?

thể bạn quan tâm: Phiếu kết quả kiểm nghiệm có thời hạn trong bao lâu?

2.1 Các sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật

Đối với các sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật, khi xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm bắt buộc phải đáp ứng theo yêu cầu của các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Dưới đây là danh sách các sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật:

Cơ sở xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm theo nghị định 15

1. Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, đồ uống không cồn và đồ uống có cồn

  • QCVN 6-1: 2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai.
  • QCVN 6-2:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn.
  • QCVN 6-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn

2. Nước ăn uống, nước sinh hoạt

  • QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống
  • QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt

3. Nước đá dùng liền

  • QCVN 10:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước đá dùng liền

4. Sữa và các sản phẩm từ sữa

  • QCVN 5-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm phomat
  • QCVN 5-4:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm chất béo từ sữa
  • QCVN 5-5:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa lên men.

5. Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ

  • QCVN 11-2:2012/BYT Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi
  • QCVN 11-3:2012/BYT Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi
  • QCVN 11-4:2012/BYT Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi

6. Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng

  • QCVN 9-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với muối Iod
  • QCVN 9-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng (đối với sản phẩm nước mắm, bột mỳ, dầu ăn, đường bổ sung vi chất)

7. Các chất được sử dụng để bổ sung vào thực phẩm

  • QCVN 3-4:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung calci vào thực phẩm
  • QCVN 3-5:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung Magnesi vào thực phẩm
  • QCVN 3-6:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung Iod vào thực phẩm

8. Các chất phụ gia sản phẩm thực phẩm

  • QCVN 4-19:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Enzym
  • QCVN 4-20:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất làm bóng
  • QCVN 4-21:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất làm dày
  • QCVN 4-22:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất nhũ hóa
  • QCVN 4-23:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất tạo bọt

9. Bao bì, các dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

  • QCVN 12-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp.
  • QCVN 12-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng cao su
  • QCVN 12-3:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại

2.2 Các sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật

Hầu hết các sản phẩm nhập khẩu thuộc nhóm chưa có quy chuẩn kỹ thuật, ở trường hợp này doanh nghiệp cần tự xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm dựa trên các quy định sau:

  • QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm
  • QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
  • QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
  • Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 Về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật (TCVN) đối với từng sản phẩm cụ thể.

Xem thêm: Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm và các chỉ tiêu cần lưu ý

3. Lưu ý khi thực hiện xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm

Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm là bước đầu tiên trước khi thực hiện hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm. Tuy nhiên, để xây dựng chỉ tiêu đối với từng sản phẩm cụ thể phải dựa trên cơ sở nào? Luôn là vấn đề mà khá nhiều doanh nghiệp quan tâm. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm cơ bản gồm:

– Chỉ tiêu cảm quan (gồm trạng thái, màu sắc, mùi, vị…)

– Chỉ tiêu hóa lý, chất lượng

– Chỉ tiêu vi sinh vật

– Chỉ tiêu kim loại nặng

– Chỉ tiêu độc tố vi nấm hoặc các hóa chất gây ảnh hưởng.

Ngoài ra trong quá trình lấy mẫu cũng như bảo quản cần thực hiện đúng quy trình  gồm lượng mẫu cần lấy, cách bảo quản mẫu,… Thực tế nhiều trường hợp kết quả kiểm nghiệm không chính xác làm mất thời gian và chi phí của doanh nghiệp để thực hiện lại .

Lưu ý khi thực hiện xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm

Quy trình thực hiện dịch vụ kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm tại congbosanpham.com.vn

Với mục đích giúp doanh nghiệp tránh những khó khăn, phiền toán trong quá trình kiểm nghiệm. Congbosanpham.com.vn với kinh nghiệm nhiều năm trong vấn đề trên sẽ hổ trợ, tư vấn, hướng dẫn chi tiết doanh nghiệp về các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm theo quy định. Cũng như thực hiện tại cơ quan chức năng theo ủy quyền một cách:đầy đủ nhất, chính xác nhất , tiết kiệm nhất . Tư vấn, lên chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp và đúng theo quy định của nhà nước. Sau đây là quy trình thực hiện cho khách hàng tại congbosanpham.com.vn:

  • Lấy mẫu sản phẩm tận nơi từ khách hàng và tiến hành gửi kiểm nghiệm.
  • Theo dõi kết quả tại trung tâm kiểm nghiệm
  • Theo dõi kết quả, đối chiếu với các quy chuẩn để kiểm tra kết quả có đạt hay không.
  • Nhận kết quả gốc và bàn giao tận nơi cho khách hàng

Trên đây, là những thông tin về Cách xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm và lưu ý khi thực hiện . Hy vọng qua bài viết này có thể hỗ trợ quý doanh nghiệp hiểu thêm về những thông tin cần thiết và tiết kiệm thời gian trong quá trình kiểm nghiệm sản phẩm. Nếu doanh nghiệp vẫn còn thắc mắc về kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm cũng như pháp lý , hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!

 

Liên hệ
icon_tel@2x.png
Tư vấn miễn phí
Hotline: 093.111.9336
Thời gian làm việc
Thứ 2 - 7: 8:00 - 18:00
Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

Công Bố Sản Phẩm | congbosanpham.com.vn
Average rating:  
 1 reviews
 by HÙNG
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích