Vì sao món bánh mì lại tìm ẩn nguy cơ ngộ độc

Bánh mì – món ăn quen thuộc của người Việt Nam, từ lâu đã trở thành biểu tượng ẩm thực không chỉ trong nước mà còn được biết đến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài hấp dẫn và hương vị đậm đà, món bánh mì lại tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, những vụ ngộ độc hàng loạt liên quan đến bánh mì trong thời gian gần đây đã dấy lên lo ngại về an toàn vệ sinh thực phẩm đặc biệt là từ những thành phần nhân bánh dễ nhiễm khuẩn như pate, thịt nguội và rau củ

Vì sao món bánh mì lại tìm ẩn nguy cơ ngộ độc
Vì sao món bánh mì lại tìm ẩn nguy cơ ngộ độc

Những vụ ngộ độc tập thể đáng báo động

Vào tháng 8 vừa qua, tại tỉnh Đồng Tháp, khi 149 người phải nhập viện sau khi ăn bánh mì từ một tiệm bánh ở địa phương. Các nạn nhân đều có các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn ói và tiêu chảy, buộc phải nhập viện cấp cứu.

Kết quả xét nghiệm cho thấy có 29/51 bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Salmonella, và trong 1/5 mẫu pate gan được kiểm tra, vi khuẩn Salmonella cũng đã được phát hiện. Cơ sở bánh mì liên quan đến vụ ngộ độc này bị UBND tỉnh Đồng Tháp xử phạt hành chính 90 triệu đồng và đình chỉ hoạt động trong vòng 4 tháng. Hơn nữa, cơ sở này phải chi trả toàn bộ chi phí xử lý ngộ độc thực phẩm, điều trị cho các nạn nhân, với tổng số tiền lên đến 383 triệu đồng.

Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên món bánh mì kẹp quen thuộc, phổ biến với người dân Việt Nam, gây ra những vụ ngộ độc hàng loạt. Những vụ việc này đã làm dấy lên lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm trong khâu chế biến và bảo quản nhân bánh mì

Trước đó vào tháng 5, một vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng xảy ra tại Đồng Nai, khiến gần 600 người phải nhập viện sau khi ăn bánh mì. Trong số đó, một bé trai 5 tuổi đã không qua khỏi, dù được cấp cứu và điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai và Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) suốt một tháng. Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm như pate, thịt lợn chế biến, chả lụa và dưa muối chua từ cơ sở cung cấp bánh mì cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella, được xác định là nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc này.

Xem thêm: Kiểm nghiệm bánh mì và 5 chỉ tiêu quan trọng nhất cần kiểm tra

Bánh mì Phượng: Từ danh tiếng đến bê bối ngộ độc thực phẩm

Năm 2023, bánh mì Phượng tại Hội An, một địa chỉ nổi tiếng từng được nhiều trang du lịch quốc tế đánh giá cao, tuy nhiên đã gây chấn động khi 313 người bị ngộ độc sau khi ăn tại quán.

Giữa tháng 9, hơn 300 người, bao gồm khoảng 100 du khách nước ngoài, bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì từ quán này, trong đó 273 người phải nhập viện. Các triệu chứng phổ biến gồm đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và sốt cao.

Kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur TPHCM cho thấy các mẫu thực phẩm như thịt, pate, bơ và đồ chua trong bánh mì nhiễm ba loại vi khuẩn nguy hiểm: E-coli, Coli-form và Shigella, là nguyên nhân trực tiếp gây ngộ độc.

Bánh mì Phượng: Từ danh tiếng đến bê bối ngộ độc bánh mì

Cơ quan chức năng đã phạt tiệm bánh mì Phượng 96 triệu đồng và đình chỉ hoạt động trong ba tháng do nhiều vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm. Ngoài ra, chủ quán phải chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí liên quan đến việc xử lý ngộ độc thực phẩm và điều trị cho các nạn nhân. Sau vụ việc, chủ quán đã gửi thư xin lỗi khách hàng, thừa nhận những sai sót trong quy trình nhập nguyên liệu và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Nguyên nhân bánh mì gây ngộ độc: Vấn đề đến từ nhân bánh

Có thể nói bánh mì kẹp nhân đã trở thành món ăn phổ biến hàng ngày của người Việt Nam, từ những quán nhỏ lẻ ven đường đến các tiệm bánh mì nổi tiếng khắp thế giới. Tuy nhiên, nguy cơ ngộ độc xuất phát từ chính sự đa dạng của phần nhân bánh. Nếu ăn bánh mì không, nguy cơ ngộ độc rất thấp, bởi bánh đã qua nướng, và bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào cũng dễ dàng nhận biết.

Ngược lại, nhân bánh với nhiều loại nguyên liệu dễ bị nhiễm khuẩn nếu không được chế biến hoặc bảo quản đúng cách. Những thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc cao như pate, thịt nguội, xúc xích, và rau muối chua. Nếu không làm cẩn thận, nghiêm ngặt, thực phẩm dễ nhiễm khuẩn trong quá trình chế biến hoặc sinh chất độc hại do không được bảo quản tốt, nhất là trong thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam.

Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa (Hà Nội), cho rằng bánh mì không ít nguy cơ gây ngộ độc nặng. ông Thịnh nghi ngờ chất lượng nhân bánh như thịt, pate, thịt nguội, xúc xích, rau muối chua… Đặc biệt là pate có thành phần từ gan lợn, gan gà giàu axit amin, dễ sinh sôi vi sinh vật gây ngộ độc như E.Coli, Salmonella

Xem tiếp: Phát hiện dòi đang bò trên pate khi đang ăn bánh mì chảo, người khách hốt hoảng

Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

Công Bố Sản Phẩm | congbosanpham.com.vn
Average rating:  
 0 reviews