- 6 July, 2024
- Posted by: phúc nguyễn
- Categories: Sở hữu trí tuệ, Tin tức
Sở hữu trí tuệ là quyền hợp pháp được cấp cho cá nhân hoặc tổ chức đối với các sáng tạo trí tuệ của họ. Đây là một phần quan trọng của hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ và khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới. Sở hữu trí tuệ bao gồm nhiều loại quyền khác nhau như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp (như sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp), và quyền đối với giống cây trồng. Ở bài viết này congbosanpham.com.vn sẽ giải đáp các câu hỏi về sở hữu trí tuệ, giúp bạn nắm bắt được các khái niệm cơ bản cũng như những quyền và nghĩa vụ quan trọng trong lĩnh vực này
Mục Lục:
- 7 câu hỏi và đáp án về sở hữu trí tuệ
- Câu 1: Sở hữu trí tuệ là gì? Tại sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ?
- Câu 2: Quyền sở hưũ trí tuệ bao gồm những quyền gì?
- Câu 3. Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu ở đâu?
- Câu 4. Cách tra cứu nhãn hiệu đăng ký quyền sở hữu trí tuệ?
- Câu 5: Lợi ích của việc đăng kí sở hưũ trí tuệ?
- Câu 6. Có thể chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ không?
- Câu 7: Vì sao tỷ lệ đăng ký sở hữu trí tuệ lại thấp?
- Phần kết luận
7 câu hỏi và đáp án về sở hữu trí tuệ
Câu 1: Sở hữu trí tuệ là gì? Tại sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ?
Bất cứ khi nào một sản phẩm mới vào thị trường và thu hút khách hàng thành công, không sớm thì , muộn sẽ bị đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm giống hoặc tương tự. Trong một số trường hợp,đối thủ cạnh tranh sẽ hưởng lợi từ việc tiết kiệm quy mô sản xuất,khả năng tiếp cân thị trường lớn hơn, có đó, có thể sản xuất một sản phẩm tướng tự hoặc giống hệt với giá thành rẻ hơn,tạo áp lực nặng nề lên nhà sáng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ nguyên gốc. Đôi khi, điều này sẽ đẩy nhà sáng tạo gốc ra khỏi thị trường, đặc biệt khi mà họ đầu tư đáng kể vào việc phát triển sản phẩm mới thì đối thủ cạnh tranh lại hưởng lợi từ kết quả đầu tư đó và chẳng mất một xu nào cho thành quả sáng tạo và sáng chế của nhà sáng tạo gốc.
Đó là lí do quan trọng để các doanh nghiệp phải cân nhắc khi sử dụng hệ thống sở hưũ trí tuệ để đảm bảo thành phẩm sáng tạo và sáng chế của mình nhằm mang lại cho họ các độc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu,tác phẩm văn học nghệ thuật và các tài sản vô hình khác như: nguồn nhân lực, bí quyết kỹ thuật đến ý tưởng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, thương hiệu,kiểu dáng… Bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ mang lại quyền sở hữu đối vưới tác phẩm sáng tạo hoặc đổi mới, do đó, hạn chế phạm vi sao chép và bắt chước của đối thủ cạnh tranh một cách đáng kể.
Câu 2: Quyền sở hưũ trí tuệ bao gồm những quyền gì?
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo hộ bao gồm các quyền sau:
- Quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả:
- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
- Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
- Quyền sở hữu công nghiệp:
- Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
- Quyền đối với giống cây trồng
- Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Xem thêm: Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu ra sao? cần lưu ý những gì?
Câu 3. Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu ở đâu?
Đơn đăng ký quyền bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện khác của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Bạn cũng có thể nộp hồ sơ online cho Cục SHTT qua đường link http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do.
Câu 4. Cách tra cứu nhãn hiệu đăng ký quyền sở hữu trí tuệ?
Có thể tra cứu nhãn hiệu đã được bảo hộ trên nền tảng WIPO Publish. Tuy nhiên việc tra cứu bản quyền nhãn hiệu, logo thương hiệu chỉ mang tính chất tham khảo.
Để không mất thời gian tra cứu những kết quả không chắc chắn bạn có thể tham khảo dịch vụ đăng ký tác quyền tại congbosanpham.com.vn. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
Câu 5: Lợi ích của việc đăng kí sở hưũ trí tuệ?
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu chỉ phát sinh khi chủ sở hữu đã tiến hành nộp đơn đăng ký và được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký cho đối tượng SHTT.
Mặc dù việc đăng ký là tự nguyện, không phải là thủ tục hành chính bắt buộc nhưng với các lý do sau đây, khách hàng nên cân nhắc tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ nhanh nhất có thể.
– Chỉ khi đăng ký và được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký cho sản phẩm, quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm mới được phát huy.
– Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới được pháp luật bảo vệ;
– Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới được độc quyền sử dụng sản phẩm đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
– Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới được phép chuyển nhượng, cho phép bên khác sử dụng và thu được khoản phí cho việc này;
– Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới hoàn toàn yên tâm đầu tư cho việc phát triển, mở rộng sản phẩm mà không lo sợ bị bên khác làm nhái, làm g
Như vậy, mặc dù thủ tục đăng ký SHTT là không bắt buộc nhưng với vai trò to lớn và quan trọng nêu trên, khách hàng (chủ sở hữu) nên cân nhắc sớm việc đăng ký.
Câu 6. Có thể chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ không?
Có thể chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ bằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu.
Theo Điều 140 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, hợp đồng chuyển nhượng phải có các nội dung:
- Họ và tên, địa chỉ cụ thể của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
- Giá chuyển nhượng;
- Căn cứ chuyển nhượng;
- Những quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
Lưu ý:
Hợp đồng chuyển nhượng chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký quyền bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ.
Câu 7: Vì sao tỷ lệ đăng ký sở hữu trí tuệ lại thấp?
Việt Nam luôn được nhắc đến với một quốc gia cho tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ lớn và ý thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam thấp hơn các quốc gia khác, Vậy nguyên nhân vì sao?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các doanh nghiệp không đăng kí sở hữu trí tuệ. Dưới đây là một số lí do thường thấy:
✔ Tập quán sản xuất, kinh doanh Việt Nam theo mùa vụ hoặc thời vụ với sự thay đổi liên tục của mẫu nhãn hiệu dẫn đến việc một sản phẩm chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Do đó, với doanh nghiệp này việc đăng ký nhãn hiệu là không cần thiết.
✔ Ý thức của một bộ phận doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí dẫn đến việc không đăng ký thương hiệu cho sản phẩm/dịch vụ của mình;
✔ Chưa hiểu được hết tầm quan trong của việc đăng ký hoặc hiệu 1 cách rất đơn giản;
✔ Thói quen dùng hàng miễn phí hoặc lợi dụng sản phẩm của các doanh nghiệp uy tín để bán được hàng thông qua việc làm nhái sản phẩm/dịch vụ
✔ Thời gian đăng ký sở hữu trí tuệ tương đối lâu (từ 24-36 tháng) dẫn đến việc doanh nghiệp bị động trong quá trình đăng ký, có những trường hợp sản phẩm đã không dùng thương hiệu đó mà vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Phần kết luận
Để nâng cao ý thức đăng ký bảo hộ các sản phẩm, tự doanh nghiệp cần nhận thức được vai trò quan trọng của việc đăng ký để duy trì và phát triển sản phẩm một cách bền vững và tạo được niềm tin cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ mang thương hiệu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên để mà các doanh nghiệp tự nhận thức, tìm hiểu giấy tờ để đăng kí và theo dõi vẫn đang là một vấn đề khó khăn. AZF là một đơn vị uy tín tại Tp. HCM chuyên hỗ trợ các dịch vụ cho doanh nghiệp trong đó có dịch vụ đăng kí Sở Hữu trí tuệ. Đến với AZF quý khách sẽ có được các lợi ích sau:
- Tư vấn phân loại nhóm (lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu) theo bảng phân nhóm quốc tế.
- Tư vấn lựa chọn các phương án lựa chọn tên nhãn hiệu,tư vấn thêm các tiền tố khi cần thiết để đảm bảo tính khác biệt khi bảo hộ.
- Tư vấn tra cứu nhãn hiệu qua thẩm định viên cục Sở Hữu Trí Tuệ
- Tư vấn về bảo hộ ác đối tượng khác liên quan đến nhãn hiệu như đăng kí bảo hộ bao bì,nhãn mác, kiểu dáng công nghiệp,bản quyền tác giả.
- Tư vấn những yếu tố được bảo hộ, những yếu tố không nên bảo hộ.
- Tư vấn mô tả nhãn hiệu nhằm bảo hộ tuyệt đối ý nghĩa và cách thức trình bay của nhãn hiệu.
- Tư vấn khả năng bị trùng tương tự có thể dẫn đến khả năng bị từ chối của nhãn hiệu.
- Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp nhãn hiệu với các bên chủ đơn khác;
- Đại diện và thựuc hiện các thủ tục đăng kí nhãn hiệu
- Tra cưuú theo dõi tình trạng cho chủ đơn cho đến khi được cấp văn bằng
- Tư vấn tiến hành các thủ tục pháp lí gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
- Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu đã đăng kí
- Luôn hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng khi khách hàng có bất cứ vấn đề gì cần giải đáp trong phạm vi các dịch vụ bên AZF.
Rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý khách!
Submit your review | |