- 25 March, 2024
- Posted by: phúc nguyễn
- Category: Tin tức
Các mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 2 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, khoản 1 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung:
– Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền.
– Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 24 tháng;
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng.
- Tịch thu vật chứng, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung thì doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
– Buộc tái xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
– Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu, chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm có nội dung vi phạm; tang vật vi phạm; lô hàng thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm;
– Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng;
– Buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm; tài liệu, ấn phẩm đã phát hành;
– Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm;
– Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm;
– Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm;
– Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm;
– Buộc ngừng việc sử dụng phương tiện vận chuyển;
– Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm, Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu;
– Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn.
– Buộc nộp lại giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa.
Khi cơ quan có thẩm quyền thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả như trên thì phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Trường hợp áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động có thời hạn, người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành phối hợp theo dõi, kiểm tra và tổng hợp báo cáo khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt. Điều này nhằm tránh việc lạm quyền và đảm bảo việc xử phạt diễn ra đúng quy định của pháp luật.
+ Trong trường hợp cần áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bằng việc buộc nộp lại giấy tờ, tài liệu đã bị sửa đổi, tẩy xóa, người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc tiếp nhận để thực hiện việc thu hồi
=> Ngoài ra khi cơ quan có thẩm quyền xử phạt, tùy hành vi vi phạm, mức độ vi phạm cần phải đáp ứng yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm?
Đối với từng hành vi vi phạm mà thẩm quyền xử phạt khác nhau. Những người có thẩm quyền xử phạt là:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân
– Thanh tra
– Công an nhân dân
– Cảnh sát biển
– Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác và phân định thẩm quyền xử phạt về vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định cụ thể với từng hành vi vi phạm.
Submit your review | |