Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm (viết tắt là giấy phép ATVSTP) à một loại giấy phép rất quan trọng đối với các cơ sở, tổ chức, cá nhân kinh doanh nghành nghề thực phẩm. Vậy việc sử dụng giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm hết hạn có bị phạt không? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
1. Sử dụng giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm hết hạn có bị phạt không?
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan trực tiếp đến thực phẩm như nhà hàng, quán ăn, cơ sở sản xuất thực phẩm, v.v., đều phải được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trước khi đi vào hoạt động và cung ứng sản phẩm ra thị trường.
Giấy chứng nhận này có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày cấp. Sau 3 năm, cơ sở phải gia hạn lại để tiếp tục đủ điều kiện hoạt động. Nếu cơ quan chức năng phát hiện giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đã hết hạn mà không đăng ký gia hạn, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp mới thành lập thường tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, họ thường lơ là việc gia hạn giấy chứng nhận này. Điều này dẫn đến tình trạng chậm trễ trong việc gia hạn, và doanh nghiệp không biết rằng mức phạt khi giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hạn có thể rất cao. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng không rõ mức phạt cụ thể khi chưa có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Lưu ý: Trước 6 tháng tính đến ngày giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của luật này
2. Quy định xử phạt khi Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hạn
Căn cứ vào Điều 24 của Nghị định 178/2013/NĐ-CP, mức phạt đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khi giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hạn mà không đăng ký gia hạn sẽ được áp dụng như sau:
Mức phạt: sẽ phụ thuộc vào phạm vi quản lý của ba cấp: xã, huyện và tỉnh.
Mức phạt: sẽ tăng dần theo từng cấp quản lý. Bạn cần xác định cơ sở của mình thuộc cấp quản lý nào để có thể đối chiếu với mức phạt tương ứng mà cơ quan chức năng đưa ra. Ngoài ra, nếu cơ sở của bạn là tổ chức, mức phạt sẽ gấp đôi so với cá nhân.
Xử phạt hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Phạm vi quản lý của cấp xã:
Phạt cảnh cáo: Sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hạn dưới 1 tháng.
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng: Sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hạn từ 1 tháng đến 3 tháng.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng: Không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có nhưng đã hết hạn trên 3 tháng.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng: Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng: Sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm giả.
Phạm vi quản lý của cấp huyện:
Phạt cảnh cáo: Sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hạn dưới 1 tháng.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng: Sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hạn từ 1 tháng đến 3 tháng.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: Không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có nhưng đã hết hạn trên 3 tháng.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng: Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng: Sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm giả.
Phạm vi quản lý của cấp tỉnh trở lên:
Phạt cảnh cáo: Sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hạn dưới 1 tháng.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng: Sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hạn từ 1 tháng đến 3 tháng.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng: Không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có giấy nhưng đã hết hạn trên 3 tháng.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng: Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng: Sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm giả.
3. Hồ sơ cần chuẩn bị khi xin cấp mới giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
– Đơn đề nghị xin cấp giấy phép ATTP (theo mẫu antoanvesinhthucpham.vn cung cấp);
– Giấy phép kinh doanh
– Giấy chứng nhận đã được Tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm của từng cá nhân tham gia sản xuất trong cơ sở;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất sản phẩm
=> Những giấy phép vừa nêu trên đây là thành phần hồ sơ đầy đủ khi doanh nghiệp xin cấp mới giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, trường hợp doanh nghiệp còn thiếu hoặc chưa có những giấy phép vừa nêu trên, thì hãy liên hệ ngay vớichúng tôi để tư vấn cụ thể và cung cấp dịch vụ từ từ A đến Z để doanh nghiệp có thể lưu hành sản phẩm tại Việt Nam và xuất khẩu sang nước ngoài.
4. Dịch vụ cấp mới giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại congbosanpham.com.vn
Để việc gia hạn giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trở nên dễ dàng, nhanh chóng và đúng quy định, quý doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ tại congbosanpham.com.vn – một đơn vị đáng tin cậy và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đã thực hiện thành công và và thực hiện rất nhanh chóng cho rất nhiều doanh nghiệp và đều nhận lại những phẩn hồi tích cực. Quy trình thực hiện dịch vụ cấp mới, gia hạn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện qua quy trình như sau:
Tư vấn, cung cấp thông tin và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến việc gia hạn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của doanh nghiệp.
Tư vấn và giải thích về các tài liệu cần cung cấp từ phía khách hàng.
Tiến hành khảo sát cơ sở, hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất.
Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép ATTP cho khách hàng.
Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, theo dõi quá trình thẩm định và xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có).
Đại diện khách hàng nhận kết quả là giấy phép an toàn thực phẩm từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bàn giao cho khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Trên đây là những thông tin cần thiết mà chúng tôi vừa mới chia sẻ đến quý doanh nghiệp về việc sử dụng giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm hết hạn có bị phạt không?, nếu quý khách hàng vẩn còn thắc mắc hoặc sử dụng dịch vụ tại congbosanpham.com.vn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hổ trợ tư vấn tốt nhất dịch vụ TRỌN GÓI – NHANH CHÓNG – TIẾT KIỆM