Những rủi ro khi doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hiện nay sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp tự tin và vững chắc hơn khi tiến hành hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Trong đó, nhãn hiệu là tài sản vô hình lớn nhất của doanh nghiệp. Do đó, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một trong những việc làm cần thiết đối với bất cứ sản phẩm nào, dù là lưu hành trong nước hay nhập khẩu. Tuy nhiên trường hợp các doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ có rủi ro gì? Cùng theo dõi các phần dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!.

Những rủi ro khi doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Những rủi ro khi doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

1. Khái niệm về nhãn hiệu

Nhãn hiệu là những dấu hiệu được sử dụng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của các tổ chức hoặc cá nhân khác nhau. Đây là ý tưởng sáng tạo của chủ sở hữu về dấu hiệu đại diện cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Khi có những ý tưởng về mới nhãn hiệu, việc đầu tiên nên làm là đăng ký nhãn hiệu để đảm bảo an toàn cho nhãn hiệu. Tránh bị đánh cắp hoặc xâm phạm quyền ảnh hưởng đến uy tín cũng như quyền lợi chủ sở hữu.

Ví dụ: Để có thể phân biệt và chọn lựa một cách chính xác các sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp, người tiêu dùng không chỉ dựa vào hình dáng bên ngoài của sản phẩm mà còn thông qua nhãn hiệu. Nhãn hiệu không chỉ tạo ra sự khác biệt mà còn giữ lại hình ảnh của một thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.

Tuy nhiên, nhãn hiệu cũng là mục tiêu dễ bị “đánh cắp” khi các đối thủ muốn “ăn theo” sự uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy, để bảo vệ thương hiệu và ngăn chặn sự cạnh tranh không lành mạnh, doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp.

2. Những rủi ro khi doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

2.1. Phải thay đổi lại tên công ty

Điều 19 của Nghị định 78/2015 về đăng ký doanh nghiệp, có nêu rõ các biện pháp xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, Điều này cung cấp cho các doanh nghiệp một căn cứ quan trọng để phản đối hành vi vi phạm nhãn hiệu. Trong trường hợp thương hiệu của bạn không được đăng ký nếu có tranh chấp xảy ra thì doanh nghiệp của bạn hoàn toàn gặp bất lợi, thậm chí phải đổi tên công ty nếu không muốn bị kiện về hành vi xâm phạm nhãn hiệu, thương hiệu.

Ví dụ: Một công ty vừa mới thành lập sau công ty của bạn và chọn một tên gần giống với tên công ty của bạn và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trước, lúc này họ hoàn toàn có thể yêu cầu bạn thay đổi tên công ty. Điều này có thể gây tổn thất lớn về mặt kinh tế và hình ảnh doanh nghiệp của bạn, vì pháp luật thường ưu tiên bảo hộ cho những nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó

2.2. Bị đối thủ cạnh tranh đăng ký nhãn hiệu trước

Khi thành lập doanh nghiệp, việc đăng ký nhãn hiệu là việc rất quan trọng, không được bỏ qua. Nếu không chú ý đến việc này, có thể một doanh nghiệp khác đã đăng ký trước, gây khó khăn cho công ty của bạn. Điều này có thể dẫn đến việc phải thay đổi tên công ty hoặc tên nhãn hiệu. Trên thị trường hiện nay, có nhiều công ty mới được thành lập và kinh doanh trong cùng một lĩnh vực, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các thương hiệu. Nếu bạn không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu kịp thời, có thể bị công ty đối thủ đăng ký trước để bôi xấu hình ảnh của bạn hoặc cạnh tranh không lành mạnh.

2.3. Không thể quảng cáo truyền thông được

Hiện nay, các đơn vị truyền thông và quảng cáo yêu cầu khách hàng có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu để tránh việc xâm phạm quyền của doanh nghiệp khác khi quảng cáo. Nếu doanh nghiệp của bạn không đăng ký nhãn hiệu, điều này có thể ảnh hưởng đến việc tiếp cận khách hàng qua các kênh truyền thông.

2.4. Có thể bị kiện vì xâm phạm nhãn hiệu đã có

Như đã nói ở trên, Nếu bạn không đăng ký nhãn hiệu và sử dụng một nhãn hiệu đã được doanh nghiệp khác đăng ký trước, có thể bạn sẽ xâm phạm quyền của họ. Pháp luật chỉ bảo hộ cho những nhãn hiệu đã được đăng ký. Nếu có tranh chấp, doanh nghiệp của bạn có thể đối mặt với nguy cơ mất quyền sử dụng nhãn hiệu đã xây dựng từ trước

Những rủi ro khi doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Xem thêm: Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là bao nhiêu năm?

3. Không hoạt động kinh doanh có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không?

Theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:

+ Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

+ Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Căn cứ theo điều 87 của Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005 và khoản 13 Điều 1 của Luật Sở hữu Trí tuệ đã được sửa đổi năm 2009, quyền đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ chỉ thuộc về các đối tượng có liên quan đến việc sản xuất hoặc kinh doanh các sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Vì vậy, nếu một cá nhân không hoạt động kinh doanh các sản phẩm hoặc dịch vụ đó, thì không có quyền đăng ký bảo hộ cùng một nhãn hiệu. Đồng thời, cũng không được hưởng quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu, bao gồm quyền chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, yêu cầu ngừng việc xâm phạm quyền này, hoặc đòi hỏi bồi thường hoặc gỡ bỏ các sản phẩm liên quan đến nhãn hiệu đó.

Trên đây là là những thông tin về Những rủi ro khi doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp doanh nghiệp có những thông tin hữu ích về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu đăng ký độc quyền thương hiệu/logo, nhãn hiệu, hoặc cần tra cứu khả năng trùng hoặc tương tự của nhãn hiệu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hổ trợ nhé.

Liên hệ
icon_tel@2x.png
Tư vấn miễn phí
Hotline: 093.111.9336
Thời gian làm việc
Thứ 2 - 7: 8:00 - 18:00
Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

Công Bố Sản Phẩm | congbosanpham.com.vn
Average rating:  
 0 reviews