Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử lý như thế nào?

Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các sáng tạo, phát minh và tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, các vụ xâm phạm quyền SHTT vẫn diễn ra phổ biến, gây thiệt hại lớn về kinh tế và uy tín cho các chủ sở hữu. Vậy, những hành vi xâm phạm quyền SHTT sẽ bị xử lý như thế nào? Ở bài viết này congbosanpham.com.vn sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các trường hợp tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ phổ biến và  xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như thế nào?

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử lý như thế nào?
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử lý như thế nào?

1. Thế nào được gọi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) thường được thực hiện thông qua các phương thức, thủ đoạn tinh vi. Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định rằng một hành vi bị xem xét và coi là xâm phạm quyền SHTT theo các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật SHTT khi có đủ các căn cứ sau:

  • Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền SHTT.
  • Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
  • Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền SHTT và không được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.
  • Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Như vậy, để xác định một hành vi có xâm phạm quyền SHTT hay không, cần căn cứ vào việc đối tượng có vi phạm các yếu tố trên hay không.

2. Những trường hợp tranh chấp quyền Sở hữu trí tuệ phổ biến

– Quyền Sở hữu trí tuệ được phân làm 03 loại gồm:

+ Quyền tác giả và liên quan đến quyền tác giả

+ Quyền sở hữu công nghiệp

+ Quyền đối với giống cây trồng.

Tuy nhiên thông thường những trường hợp tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ phổ biến rơi vào hai loại là tranh chấp về quyền tác giả và tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp.

Những trường hợp tranh chấp quyền Sở hữu trí tuệ phổ biến

2.1 Tranh chấp về quyền tác giả

Quyền tác giả phát sinh khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Quyền liên quan phát sinh từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả. Các tranh chấp về quyền tác giả bao gồm:

  • Tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức nhằm xác định tác giả, đồng tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
  • Tranh chấp giữa tác giả, đồng tác giả không phải là chủ sở hữu tác phẩm và chủ sở hữu tác phẩm về các quyền nhân thân, quyền tài sản.
  • Tranh chấp về thừa kế quyền tác giả.
  • Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng sử dụng tác phẩm.
  • Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm gốc với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm phái sinh như tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
  • Tranh chấp giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm với những người có quyền kề cận, quyền liên quan đến quyền tác giả, như người biểu diễn, tổ chức sản xuất băng ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
  • Tranh chấp giữa những tổ chức, cá nhân có quyền liên quan đến quyền tác giả, bao gồm người biểu diễn, tổ chức sản xuất băng ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng và những người khác có hành vi vi phạm quyền của họ.
  • Tranh chấp giữa tác giả, đồng tác giả với những người có liên quan nhưng không phải là tác giả, bao gồm người sưu tầm tài liệu cho tác giả, người cung cấp tài chính và phương tiện vật chất khác.

Xem thêm: 7 câu hỏi thường gặp về sở hữu trí tuệ

2.2 Tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp.

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Các tranh chấp phổ biến về quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:

  • Tranh chấp nhằm xác định ai là tác giả, chủ sở hữu trí tuệ, người sử dụng hợp pháp đối tượng sở hữu công nghiệp.
  • Tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng khởi kiện cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền tác giả của mình.
  • Chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng, tên thương mại, bí mật kinh doanh), người có quyền sử dụng hợp pháp tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý khởi kiện cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền sở hữu, quyền sử dụng của mình.
  • Chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp khởi kiện người sử dụng trước các đối tượng sở hữu công nghiệp này trong trường hợp người sử dụng trước chuyển giao quyền sử dụng cho người khác hoặc mở rộng khối lượng, phạm vi so với ngày công bố trong đơn.
  • Cá nhân, tổ chức khởi kiện cá nhân, tổ chức khác cản trở, hạn chế quyền tự do sáng tạo, quyền sở hữu các sản phẩm trí tuệ của mình.
  • Tranh chấp về thừa kế quyền sở hữu công nghiệp.
  • Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
  • Tranh chấp về hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
  • Tranh chấp về quyền nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Bằng độc quyền hoặc Giấy chứng nhận).
  • Tranh chấp về việc trả thù lao và các khoản phí khác giữa Cục sở hữu trí tuệ và các chủ thể khác.

Tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp3. Xử lý các vị phạm về xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ như thế nào?

Hiện nay vấn nạn về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra rất phổ biến với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi và phức tạp. Hậu quả không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức bị xâm phạm mà còn tác động đến việc quản lý kinh tế và an ninh xã hội của mỗi quốc gia. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào mức độ xâm phạm và hậu quả gây ra, sẽ có các chế tài khác nhau được áp dụng. Dưới đây là 4 hình thức xử phạt khi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

3.1 Xử lý bằng biện pháp dân sự.

Theo Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm. Buộc xin lỗi, cải chính công khai… Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Buộc bồi thường thiệt hại. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

3.2 Xử lý bằng biện pháp hành chính.

Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau sẽ áp dụng xử lý hành chính: Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội. Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này. Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Ngoài ra đối tượng vi phạm còn phải khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP và Điều 214 luật này. Các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu huỷ vật phẩm, hàng hoá vi phạm, buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh, buộc phân phối hoặc sử dụng vào mục đích phi thương mại với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác thương mại bình thường của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ.

Xử lý các vị phạm về xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ như thế nào?

 

3.3 Xử lý bằng biện pháp hình sự.

Biện pháp xử lý hình sự được áp dụng đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở mức nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm cho xã hội và được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015. Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: Cá nhân, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi xâm phạm đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả khi Không được phép của chủ thể quyền tác giả, mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sao chép tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm… xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại; thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại quyền tác giả, quyền liên quan…

Và hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại cho chủ sở… theo Điều 225 và Điều 226 Bộ Luật Hình sự  2015

Trên đây là những thông tin chi tiết về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử lý như thế nào? nếu các bạn vẩn còn thắc mắc hoặc đang muốn tìm đơn vị thực hiện đăng kí sở hữu trí tuệ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn (miễn phí) và hổ trợ tốt nhất nhé

Xem thêm: Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu ra sao? cần lưu ý những gì?

Liên hệ
icon_tel@2x.png
Tư vấn miễn phí
Hotline: 093.111.9336
Thời gian làm việc
Thứ 2 - 7: 8:00 - 18:00
Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

Công Bố Sản Phẩm | congbosanpham.com.vn
Average rating:  
 0 reviews