- 17 April, 2024
- Posted by: phúc nguyễn
- Category: Sở hữu trí tuệ
Thương hiệu, nhãn hiệu hay logo đều là tài sản trí tuệ gần gũi nhất với chúng ta yếu tố quan trọng trong việc xác định và phân biệt một sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp khỏi các đối thủ khác. Vậy quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu như thế nào? đăng kí bảo hộ thương hiệu có lợi ích gì? và cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây này congbosanpham.com.vn sẽ giải đáp những thắc mắc trên.
Mục Lục:
- 1. Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu được lợi ích gì?
- 2. Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu gồm những gì?
- 3. Trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu
- 4. Một số lưu ý cần biết khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu
- 5. Chi phí đăng kí bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại congbosanpham.com.vn
- 6. Cam kết dịch vụ đăng kí bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại congbosanpham.com.vn
1. Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu được lợi ích gì?
– Đăng ký bảo hộ thương hiệu (còn gọi là đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền) là quy trình cá nhân hoặc tổ chức thực hiện để khẳng định quyền sở hữu hợp pháp đối với thương hiệu hoặc nhãn hiệu của mình. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho phép bạn tự do sử dụng và khai thác lợi ích thương mại từ nhãn hiệu thông qua việc gắn liền với sản phẩm, dịch vụ hoặc chuyển giao quyền sử dụng
– Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, nhãn hiệu bao gồm:
+ Nhãn hiệu thông thường: Đây là loại nhãn hiệu phổ biến nhất, thường được sử dụng để định danh sản phẩm hoặc dịch vụ
+ Nhãn hiệu tập thể: Được sử dụng bởi một nhóm tổ chức hoặc doanh nghiệp
+ Nhãn hiệu chứng nhận: Được cấp phép cho sản phẩm hoặc dịch vụ tuân thủ các tiêu chuẩn hoặc quy định cụ thể
+ Nhãn hiệu liên kết: Sản phẩm hoặc dịch vụ được liên kết với một thương hiệu nổi tiếng khác
+ Nhãn hiệu nổi tiếng: Được công nhận rộng rãi và có giá trị thương mại cao
2. Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu gồm những gì?
– Bộ hồ sơ đăng ký thương hiệu gồm các giấy tờ sau
- Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: gồm 02 bản (01 bản Cục Sở hữu trí tuệ lưu thực hiện thủ tục, 01 bản còn lại đóng dấu, dán mã vạch trả lại cho người nộp đơn).
- Mẫu nhãn hiệu, mẫu thương hiệu nộp theo đơn: 09 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản);
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng.
- Các tài liệu khác (nếu có): bao gồm giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu).
– Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
+ Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
+ Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
+ Văn bản cho phép sử dụng tên địa danh của cơ quan có thẩm quyền (nếu nhãn hiệu có chứa yếu tố địa danh).
3. Trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu
3.1 Hình thức nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Người nộp đơn có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tới Cục Sở hữu Trí tuệ theo 2 cách sau:
– Hình thức nộp hồ sơ giấy:
Cá nhân, doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu Trí tuệ dưới đây:
- Trụ sở Cục Sở hữu Trí tuệ (386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội);
- Văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Hồ Chí Minh (Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh);
- Văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Đà Nẵng (Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng).
– Nộp hồ sơ qua mạng:
- Bạn có thể nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu Trí tuệ theo đường link http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do;
- Để đăng ký theo cách này bạn cần có chữ ký số (còn gọi là USB Token) và phải đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.
– Trong vòng 1 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu Trí tuệ vào ngày làm việc trong giờ giao dịch, xuất trình phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có), đồng thời nộp phí/lệ phí theo quy định.
– Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào tờ khai trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến. Còn nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận.
– Trong trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy. Hệ thống sẽ gửi thông báo hủy tài liệu trực tuyến cho người nộp đơn.
3.2 Quy trình giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu
Quy trình xem xét và giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu của Cục SHTT theo quy định như sau:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng;
- Công bố đơn: Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
- Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Thực tế, thời gian để Cục SHTT hoàn thành việc thẩm định và cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu có thể kéo dài từ 16-18 tháng hoặc lâu hơn thế, do số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu luôn luôn quá tải. Do đó bạn có thể phải chờ đợi lâu hơn dự kiến.
4. Một số lưu ý cần biết khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu
– Tất cả các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hay cá nhân đều có quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu để trở thành chủ sở hữu hợp pháp một hoặc nhiều nhãn hiệu nếu nhãn hiệu đó chưa có ai đăng ký.
– Nên tra cứu tình trạng sử dụng thương hiệu định đăng ký trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ vì nhãn hiệu đăng ký bảo hộ không được trùng, tương tự hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước.
– Khi bắt đầu hoạt động kinh doanh bạn nên đăng ký bảo hộ thương hiệu luôn, để tránh chủ thể khác xâm phạm thương hiệu của mình, thậm chí “Chiếm đoạt” thương hiệu của mình
– Địa chỉ đăng ký nhãn hiệu độc quyền nên là địa chỉ cố định và có thể nhận được hồ sơ do bên Cục Sở hữu Trí tuệ cung cấp để tránh trường hợp thất lạc (các quyết định, thông báo của Cục đều gửi về theo đường bưu điện dù bạn nộp đơn qua mạng hay trực tiếp).
– Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu có thể gắn chữ “R” ( Registered) lên nhãn hiệu, bao bì hàng hóa để khách hàng, đối tác có thể nhận biết nhãn hiệu của bạn đã được bảo hộ.
– Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (giấy chứng nhận nhãn hiệu) do Cục Sở hữu trí tuệ cấp chỉ có thời hạn sử dụng là 10 năm. Cá nhân, tổ chức phải nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trong vòng 6 tháng trước ngày văn bằng hết hiệu lực nhưng không được quá 5 năm kể từ ngày văn bằng hết hiệu lực. Mỗi văn bằng có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần bảo hộ là 10 năm
– Qúy doanh nghiệp nên lựa chọn các công ty tư vấn đăng ký bảo hộ thương hiệu uy tín như Công Ty TNHH Tư Vấn An Toàn Thực Phẩm AZF để tư vấn hổ trợ. Vì các tổ chức này có các chuyên gia giàu kinh nghiệm, trình độ tư vấn hỗ trợ giúp doanh nghiệp đỡ tốn thời gian và có thể thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu 1 cách nhanh chóng
5. Chi phí đăng kí bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại congbosanpham.com.vn
Để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, người nộp đơn phải nộp các khoản phí và lệ phí quy định (tại Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính), bao gồm các khoản như sau:
TT | Các khoản phí, lệ phí | Lệ phí (đồng) |
1 | Lệ phí nộp đơn (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ) | |
– Nếu tài liệu đơn dạng giấy | 180.000 | |
– Nếu đơn kèm tài liệu điện tử mang toàn bộ nội dung tài liệu đơn | 150.000 | |
– Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi | 30.000 | |
2 | Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu) | 600.000 |
3 | Phí thẩm định nội dung (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ) | 300.000 |
– Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi | 60.000 | |
4 | Phí tra cứu thông tin (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ) | 60.000 |
– Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi | 24.000 | |
5 | Lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu | 120.000 |
6 | Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu | 120.000 |
7 | Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu | 120.000 |
Lưu ý:
– Chi phí này là chi phí Nhà nước, chưa bao gồm phí dịch vụ của congbosanpham.com.vn.
– Phí nộp hồ sơ trên là phí đăng ký dành cho 01 logo thương hiêu đối với 1 nhóm ngành nghề. Nếu đăng ký nhãn hiệu cùng lúc nhiều nhóm thì thêm 750.000đ/01 nhóm đăng ký, từ nhóm đăng ký thứ 2
6. Cam kết dịch vụ đăng kí bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại congbosanpham.com.vn
- Đảm bảo dịch vụ thành công 100%: Với kinh nghiệm trong lĩnh vực, congbosanpham.com.vn cam kết mang lại tỷ lệ đăng ký thành công cao nhất.
- Thời gian thực hiện nhanh chóng: congbosanpham.com.vn cam kết hỗ trợ khách hàng thực hiện quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu một cách nhanh nhất có thể, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
- Tư vấn miễn phí 100%:Các vấn đề liên quan đến bảo hộ logo cũng như xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sẽ được congbosanpham.com.vn tư vấn miễn phí cho khách hàng.
- Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ logo: Sau cùng, bạn sẽ sở hữu được giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ, khẳng định bạn có toàn quyền sở hữu và khai thác nhãn hiệu.
Trên đây là là những thông tin về “Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu ra sao? cần lưu ý những gì?”. Nếu bạn đang có nhu cầu đăng ký độc quyền thương hiệu/logo, nhãn hiệu, hoặc cần tra cứu khả năng trùng hoặc tương tự của nhãn hiệu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hổ trợ nhé.
Submit your review | |