Mã vạch 2 chiều là gì? Sự khác biệt giữa mã vạch 1 chiều và 2 chiều

Hiện nay, mã vạch được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực và ngành nghề, đóng vai trò quan trọng việc định danh, quản lý, và theo dõi hàng hóa, sản phẩm, vì thế mã vạch được áp dụng rộng khắp trên toàn thế giới.

Bên cạnh mã vạch 1 chiều (1D ) truyền thống, mã vạch 2 chiều (2D) hay còn gọi là mã QR đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi nhờ khả năng chứa lượng thông tin lớn hơn và tính linh hoạt cao hơn. Vậy mã vạch 2 chiều là gì? và nó khác biệt ra sao so với mã vạch 1 chiều? Để hiểu rõ hơn về hai loại mã vạch này, hãy cùng với congbosanpham.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mã vạch 2 chiều là gì? Sự khác biệt giữa mã vạch 1 chiều và 2 chiều
Mã vạch 2 chiều là gì? Sự khác biệt giữa mã vạch 1 chiều và 2 chiều

1. Mã vạch 2 chiều là gì?

Trước khi đến với câu hỏi mã vạch 2 chiều là gì?, congbosanpham.com.vn sẽ sơ lượt về mã vạch 1 chiều để mọi người nắm rõ hơn.

– Mã vạch 1 chiều (Mã vạch 1D) còn gọi là mã vạch tuyến tính, là loại mã vạch “một chiều” vì tất cả dữ liệu đều được mã hóa theo chiều ngang. mã vạch này được biểu thị bằng các thanh và số màu đen song song. Thông thường, phía dưới các đường thẳng này có kèm theo các chữ số để hỗ trợ đọc dữ liệu.

Mã vạch 1D chỉ có khả năng chứa vài chục ký tự, và nếu muốn tăng thêm dữ liệu, người dùng buộc phải mở rộng bề ngang của mã, gây khó khăn cho các thiết bị quét mã vạch. Vì lý do đó, mã vạch 1D thường được giới hạn trong khoảng 8-15 ký tự để tối ưu hóa quá trình quét

** Tiếp đến là mã vạch 2 chiều:

– Tương tự đó thì mã vạch 2 chiều ( mã vạch 2D ) hay còn gọi là mã QR thường được sử dụng trong lĩnh vực quảng cáo và tiếp thị. Tuy nhiên, mã vạch 2D có khả năng ứng dụng rộng rãi hơn nhiều. Khác với mã 1D, mã 2D có thể chứa thông tin cả theo chiều dọc lẫn chiều ngang, giúp lưu trữ lượng dữ liệu lớn hơn. Theo Barcodes Inc, mã vạch 2D có thể chứa trên 2000 ký tự, và có thể liên kết đến các trang web, theo dõi sản phẩm, nhận dạng sản phẩm, và nhiều ứng dụng khác

Hiện nay những mã vạch 2D được sử dụng phổ biến đó là mã QR code, ngoài ra còn có những mã vạch khác như Datamatrix, PDF417,.

Mã vạch 2 chiều
7 loại mã vạch 2 chiều ( mã vạch 2D )

2. Sự khác biệt giữa mã vạch 1 chiều và 2 chiều

Để giúp bạn hiểu rõ hơn cách nhanh chóng và hiệu quả, dưới đây là bảng tóm tắt ngắn gọn những điểm khác biệt chính giữa mã vạch 1D và mã vạch 2D:

Đặc điểm Mã vạch 1D Mã vạch 2D
Số lượng dữ liệu lưu trữ 8 – 15 ký tự Hơn 2000 ký tự
Hình dạng Ngang và hình chữ nhật Hình vuông là chính
Đọc dữ liệu Theo chiều ngang Theo chiều ngang và chiều dọc
Vị trí quét Thẳng đứng và song song với mã vạch Bạn đều có thể quét nhanh các mã vạch 2D này ở mọi vị trí
Ứng dụng phổ biến Ở các lĩnh vực bán lẻ, giao thông vận tải, chăm sóc sức khỏe, sản xuất, hậu cần,… Tiếp thị, quảng cáo, thanh toán điện tử, y tế, viễn thông, kỹ thuật,..

Xem thêm:cách check mã số mã vạch các nước trên thế giới

3. Phần kết luận

Trên đây là những thông tin về Mã vạch 2 chiều là gì và Sự khác biệt giữa mã vạch 1 chiều và 2 chiều, congbosanpham.com.vn hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểm về các loại mã vạch, nếu bạn vẩn còn thắc mắc nào hoặc đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký mã số mã vạch, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn chi tiết

Liên hệ
icon_tel@2x.png
Tư vấn miễn phí
Hotline: 093.111.9336
Thời gian làm việc
Thứ 2 - 7: 8:00 - 18:00
Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

Công Bố Sản Phẩm | congbosanpham.com.vn
Average rating:  
 0 reviews