Mã vạch của Mỹ là bao nhiêu? Cách check mã vạch hàng hóa Mỹ

Mã vạch là một trong những yếu tố quan trọng giúp người tiêu dùng phân biệt và kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Đối với các mặt hàng đến từ Mỹ, mã vạch đóng vai trò đảm bảo sự chính xác và uy tín của thương hiệu. Vậy mã vạch của Mỹ là bao nhiêu? Cách check mã vạch hàng hóa Mỹ như thế nào? Hãy cùng với congbosanpham.com.vn làm rõ ở bài viết này nhé.

Mã vạch của Mỹ là bao nhiêu? Cách check mã vạch hàng hóa Mỹ
Mã vạch của Mỹ là bao nhiêu? Cách check mã vạch hàng hóa Mỹ

1. Mã vạch UPC của Mỹ là gì?

UPC (Universal Product Code) là một loại mã vạch phổ biến được áp dụng cho các sản phẩm tại Mỹ và khu vực Bắc Mỹ. Đây là một hệ thống nhận diện sản phẩm bằng mã số gồm 12 chữ số, kết hợp với các dải vạch đen và khoảng trắng xen kẽ, giúp cung cấp thông tin chi tiết về nguồn gốc sản phẩm, bao gồm mã số nhà sản xuất và mã định danh riêng của từng mặt hàng.

Được giới thiệu vào những năm 1970, mã vạch UPC đã nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn quốc tế trong việc quản lý và theo dõi hàng hóa. Nhờ khả năng quét mã nhanh chóng, chính xác, hệ thống này đã giúp các nhà bán lẻ tối ưu quy trình thanh toán, quản lý hàng tồn kho và giám sát chuỗi cung ứng từ sản xuất đến phân phối một cách hiệu quả.  Mã vạch trên các sản phẩm của Mỹ đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, đảm bảo các hoạt động “mượt mà” từ sản xuất đến phân phối

2. Dãy mã vạch cho các loại hàng hóa Mỹ

000 – 019: Đây là các mã vạch thuộc GS1 Mỹ (United States), đại diện cho các sản phẩm được sản xuất và phân phối tại Mỹ. Các mã số từ 000, 001, 002, 003, 004, 005, 006, 007, 008, 009, 010, 011, 012, 013, 014, 015, 016, 017, 018, 019 đều là mã định danh quốc gia của Hoa Kỳ.

020 – 029: Phân phối giới hạn (Restricted distribution), các mã thuộc nhóm này thường được sử dụng cho mục đích phân phối hạn chế hoặc sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use) gồm: 020, 021, 022, 023, 024, 025, 026, 027, 028, 029 lần lượt là mã vạch của Mỹ sử dụng cho nội bộ.

030 – 039: GS1 Mỹ (United States)

040 – 049: Nhóm mã này cũng thường chỉ dành cho mục đích nội bộ hoặc phân phối hạn chế

050 – 059: Được sử dụng để đánh dấu các phiếu giảm giá và ưu đãi đặc biệt tại thị trường Mỹ

060 – 139: GS1 Mỹ (United States)

200 – 299: Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)

Mã vạch của Mỹ là bao nhiêu? Cách check mã vạch hàng hóa Mỹ

2.1 Các loại mã vạch được ứng dụng làm mã vạch tại mỹ

Hiện nay, hai loại mã vạch chính được sử dụng rộng rãi tại Mỹ là UPC-AEAN-13, trong đó EAN-13 được xem là phổ biến nhất.

– UPC-A là loại mã vạch tiêu chuẩn tại thị trường Mỹ, bao gồm một chuỗi gồm 12 chữ số với cấu trúc như sau:

  • Số đầu tiên: Đại diện cho loại hàng hóa, có giá trị từ 0 đến 7.
  • 5 chữ số tiếp theo: Là mã doanh nghiệp do GS1 cấp cho nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ.
  • 5 chữ số kế tiếp: Là mã sản phẩm do doanh nghiệp tạo ra để phân biệt các mặt hàng khác nhau.
  • Chữ số cuối cùng: Là số kiểm tra (Check digit).

Vì cấu trúc của mã UPC-A không chứa mã định danh quốc gia nên người dùng sẽ không thể tra cứu nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thông qua loại mã này.

EAN-13 là loại mã vạch quốc tế, bao gồm 13 chữ số và có cấu trúc như sau:

  • 2 hoặc 3 chữ số đầu: Là mã quốc gia được GS1 cấp, giúp nhận diện xuất xứ của sản phẩm.
  • 4 hoặc 5 chữ số tiếp theo: Là mã doanh nghiệp, được GS1 quốc gia quy định.
  • 5 chữ số kế tiếp: Là mã sản phẩm do doanh nghiệp tự định nghĩa để phân loại các mặt hàng.
  • Chữ số cuối cùng: Là số kiểm tra tính hợp lý của toàn bộ mã số trước đó.

Với mã EAN-13, người dùng có thể tra cứu thông tin quốc gia xuất xứ của sản phẩm, do đó loại mã này được sử dụng phổ biến hơn khi sản phẩm được phân phối trên toàn cầu

 

Mã vạch của Mỹ là bao nhiêu? Cách check mã vạch hàng hóa Mỹ

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký mã số mã vạch online mới nhất 2024

3. Hướng dẫn cách check mã vạch của Mỹ đơn giản nhất

Đầu tiên bạn cần nắm các chủng loại hàng hóa với các số đánh dấu như sau

3.1 Check mã vạch UPC-A

Mã UPC-A là loại mã vạch tiêu chuẩn tại Mỹ, bao gồm chuỗi 12 chữ số và được phân loại theo chủng loại hàng hóa như sau:

  • Số 5: Được sử dụng cho các phiếu giảm giá (Coupons).
  • Số 4: Dành riêng cho các nhà bán lẻ sử dụng trong nội bộ.
  • Số 3: Đại diện cho các mặt hàng liên quan đến y tế hoặc dược phẩm.
  • Số 2: Được dùng cho các mặt hàng năng lượng tự nhiên như thịt hoặc nông sản.
  • Số 0, 6, 7: là các loại hàng hóa khác và coi như là phần nhận diện nhà sản xuất.

Khi kiểm tra mã vạch UPC-A, bạn chỉ cần chú ý đến các chữ số đầu tiên để xác định chủng loại sản phẩm.

3.2 Kiểm tra mã vạch EAN-13

– Mã EAN-13 được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, có 13 chữ số 4 thành phần: Mã Quốc gia, mã doanh nghiệp, mã sản phẩm và mã kiểm tra. Trong đó

+ Mã quốc gia của Mỹ là 1 trong 3 số đề cập ở trên.

+ Mã doanh nghiệp được quy định rõ ràng bởi Hiệp hội UPC của Mỹ.

+ Mã sản phẩm do doanh nghiệp quy định đảm bảo 1 sản phẩm 1 mã độc nhất

Số kiểm tra được tính toán theo công thức như sau: Số kiểm tra (vị trí 13) = 10 – [(số dư của (A*3+B)) /10].

A là tổng của các số tại vị trí 1, 3, 5, 7, 9, 11

B là tổng của các số tại vị trí 2, 4, 6, 8, 10

Trên đây là những thông tin mã vạch của Mỹ là bao nhiêu? Cách check mã vạch hàng hóa Mỹ, hy vọng những chia sẽ trên sẽ giúp bạn đọc dễ dàng xác định nguồn gốc sản phẩm và đưa ra những quyết định mua sắm đúng đắn hơn. Nếu vẩn còn thắc mắc về thông tin nào, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hổ trợ tốt nhất nhé.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch nhanh chóng cùng AZF

liên hệ tư vấn tại congbosanpham.com.vn

Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

Công Bố Sản Phẩm | congbosanpham.com.vn
Average rating:  
 0 reviews